Từ vụ tuabin điện gió bị cháy: Các nhà máy phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành
Tuabin điện gió ít xảy ra cháy nổ
Theo một số chuyên gia năng lượng cho hay, đối với các trụ điện gió trên cao thì công tác phòng là chính, không thể chữa cháy. Trên các tuabin điện gió được đặt các con chip đo nhiệt độ, vận tốc, tiếng ồn với nhiều mức bảo vệ. Nếu một trong các thông số vượt quá giới hạn thì hệ thống sẽ tự động ngắt toàn bộ.
Vị này cho biết thêm tuabin điện gió cực kỳ thân thiện với môi trường và vô cùng ít xảy ra cháy nổ.
Hình ảnh tuabin điện gió bốc cháy |
Theo số liệu của Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), đến thời điểm này, các nhà máy điện gió vẫn đang trong thời hạn bảo hành, vì vậy chưa phát sinh các cấu kiện hết niên hạn sử dụng từ các nhà máy. Tính toán đến năm 2050, tuabin gió hết niên hạn sử dụng sẽ vào khoảng 1.484 nghìn tấn ở kịch bản bình thường và 5.057 nghìn tấn ở kịch bản tổn thất sớm.
Có thể thấy, gió là vô hạn, nhưng tuổi thọ của tuabin gió là hữu hạn. Chúng sẽ không tồn tại mãi mãi và cuối cùng sẽ cần được thay thế. Nhưng tuabin thực sự tồn tại được bao lâu?
Tua bin gió được chế tạo để có tuổi thọ từ 20 đến 30 năm. Trong vòng vài thập kỷ hoạt động, tuabin gió sẽ cần phải thay thế một số bộ phận của nó, cụ thể là hộp số và cánh quạt.
Trên thực tế, tuabin khai thác năng lượng từ gió, điều này rất tốt khi trời có gió, nhưng các cơn bão mạnh có thể gây nguy hiểm cho cơ sở hạ tầng năng lượng gió. Giới chuyên gia cách đây vài năm đã từng chỉ ra rằng: Cháy là một mối đe dọa không thường xuyên xảy ra nên thường bị bỏ qua đối với tuabin. Tuy nhiên, vẫn có khả năng do thiên tai, do sự cố... các bộ phận bên trong ống nano có thể đạt đến nhiệt độ cao và các thiết bị điện tử bị chập có thể tạo ra tia lửa điện có thể khiến máy móc trong ống nano bốc cháy. Mặc dù khả năng tuabin gió bốc cháy là khá thấp, nhưng khả năng xảy ra vẫn là rất thực nếu tuabin không được bảo dưỡng đúng cách.
Nhiều chuyên gia năng lượng cũng khuyến các cáo nhà máy điện gió tại Việt Nam cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành của nhà sản xuất đưa ra. Đồng thời cần cập nhật, sửa chữa những lỗi mà nhà sản xuất khuyến cáo xuất phát từ những thiết bị của nhà sản xuất ở những nơi khác trên thế giới.
Nên có cách tiếp cận đúng
Nêu vấn đề, theo các chuyên gia năng lượng, thực tế chúng ta không biết chất thải của tubin quạt gió như như thế nào nhưng chúng ta cho rằng nó là chất thải điện tử, chất thải nguy hại và khó quản lý. Cách tiếp cận đó là nguy hiểm vì người dân sẽ bị tâm lý hoang mang, lo sợ, từ đó gây áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp, các chủ trang trại điện gió.
Đại diện Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, vấn đề đặt ra là cần nhận dạng đúng chất thải điện mặt trời, điện gió và xác định nguồn thải để công tác quản lý được tiến hành hiệu quả.
Tán thành ý kiến trên, đại diện Viện Năng lượng cũng lý giải, việc phân loại chất thải hiện nay chưa rõ ràng, cần có quy định phân loại để đưa ra giải pháp xử lý hiệu quả.
Một số nước trên thế giới đã quy định về thành phần của các chất nằm trong dòng vật liệu cấu thành nên những tuabin gió, từ đó phân loại thành phần chất thải và biện pháp cách xử lý theo quy định.
Tuy nhiên báo cáo không đưa ra kết luận phân loại chất thải điện mặt trời, điện gió là chất thải nguy hại mà đặt ra yêu cầu cần thực hiện những quy định phân loại sao cho phù hợp.
Hiện nay, các dự án điện mặt trời đều có cam kết 100% chủ nguồn thải sẽ trả lại thiết bị cho các nhà sản xuất sau khi hết vòng đời dự án hoặc do hư hỏng. “Tuy nhiên, không có ràng buộc rõ ràng nào cho hai bên, có thể sau vài chục năm hết vòng đời dự án thì nhà sản xuất không hoạt động nữa. Do vậy phải có những quy định về việc này tới các chủ nguồn thải”- đại diện Viện Năng lượng nêu ý kiến.
Thời gian tới Việt Nam cần đẩy nhanh việc xây dựng hướng dẫn quản lý và phân loại chất thải; Thiết lập hệ thống đăng ký cơ sở xử lý chất thải được cấp phép; Tăng cường thu gom và xử lý chính thức chất thải cuối vòng đời của điện mặt trời và điện gió; Giảm thiểu việc chôn lấp và đốt chất thải; Tăng cường các quy chuẩn kỹ thuật cho tái chế và phục hồi; Xây dựng và thực hiện các văn bản pháp quy…
Việt Nam đang tăng dần tỷ trọng năng lượng gió trong tương lai, đây sẽ là tiền đề, cơ sở để các nhà nghiên cứu trong nước chỉnh sửa, tiếp thu, hoàn thiện các nội dung liên quan. Cụ thể nhìn nhận việc xử lý chất thải từ điện mặt trời, điện gió là một trong những vấn đề quan trọng, đặc biệt trong việc tái sử dụng, tận dụng tài nguyên. Đây chỉ là bước khởi đầu, và từ các kết quả nghiên cứu, sẽ đưa ra đề xuất các giải pháp, lộ trình cũng như các góp ý về chính sách để có sự sẵn sàng trong thời gian tới.