Trước xu thế bảo hộ mậu dịch: Cần thích ứng để khẳng định năng lực hội nhập

Năm 2016 có thể sẽ trở thành một điểm mốc quan trọng đối với tiến trình của nền kinh tế toàn cầu, ít nhất là trong nửa đầu thế kỷ XXI khi chủ nghĩa bảo hộ đang có dấu hiệu quay trở lại và thương mại tự do bị lấn lướt. Trong bối cảnh đó, Việt Nam ngày càng tự tin khẳng định năng lực cạnh tranh và hội nhập, đặc biệt tại các sân chơi lớn của kinh tế thế giới.
Trước xu thế bảo hộ mậu dịch: Cần thích ứng để khẳng định năng lực hội nhập
Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp bằng cách sản xuất những sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, giá cả phù hợp

Phía sau vấn đề bảo hộ

Nhận diện thực chất của làn sóng bảo hộ mậu dịch đang diễn ra, các chuyên gia kinh tế cho rằng, dấu hiệu rõ nét nhất tại 3 nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Anh. Tại Mỹ, một trong các hành động lập pháp đầu tiên của Tổng thống Donald Trump là tuyên bố rút lui khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tại Trung Quốc, nền kinh tế số hai thế giới, vốn được xem là hưởng lợi từ thương mại tự do đang theo đuổi một chính sách giảm nhập khẩu triệt để trong khi cố gắng thúc đẩy xuất khẩu càng nhiều càng tốt. Còn tại châu Âu, nước Anh đã kiên quyết rời khỏi EU và tiến hành đàm phán lại toàn bộ những quy chế thương mại với châu Âu.

Câu hỏi được đặt ra là khi nền kinh tế thế giới vẫn đang hết sức ảm đạm và các nhà lãnh đạo những nền kinh tế lớn đều thống nhất thúc đẩy tự do thương mại để hồi phục, thì tại sao chủ nghĩa bảo hộ lại đang có dấu hiệu trở lại rõ rệt và ở một phạm vi rộng lớn hơn bao giờ hết?

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh:

Trước xu thế bảo hộ mậu dịch: Cần thích ứng để khẳng định năng lực hội nhập

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Đối phó với các rào cản và xu thế bảo hộ, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, nhằm giúp doanh nghiệp khai thác các nguồn lực để phát triển.

Thông qua nhiều hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức thường xuyên, một mặt, Bộ Công Thương đang cùng các doanh nghiệp nỗ lực tận dụng cơ hội nhằm đa dạng hóa, mở rộng các thị trường xuất khẩu mới, có tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông…; mặt khác, củng cố và tăng thị phần hàng hóa Việt tại các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU), ASEAN...

Bộ Công Thương cũng phối hợp với các bộ, ngành tích cực tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, bởi chỉ có đổi mới mô hình tăng trưởng rộng và sâu, nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư và giá trị gia tăng của sản phẩm, đặc biệt tăng hàm lượng công nghệ cũng như hàm lượng năng suất lao động…, mới giúp hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả bền vững.

Có nhiều kịch bản được đưa ra trong việc nhìn nhận phía sau vấn đề bảo hộ trên. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đồng quan điểm là dường như các nhà lãnh đạo của những nền kinh tế lớn nhất thế giới đã không còn đặt nhiều niềm tin vào hiệu quả của tự do thương mại nữa.

Một số ý kiến cho là làn sóng bảo hộ mậu dịch tuy có thể mạnh lên trong 4 - 5 năm tới, tuy nhiên có thể mang tính đối phó nhiều hơn của các nền kinh tế lớn. Đáng chú ý là ý kiến của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho rằng, việc người dân Mỹ mất việc làm không phải vì các hiệp định tự do thương mại mà chính là bởi những cải tiến trong công nghệ và xu thế này sẽ vẫn tiếp tục cho dù Mỹ có ký kết TPP hay không. Ở góc độ khác, ông Sesto Vecchi - một luật sư thương mại người Mỹ có hơn 35 năm hành nghề tại Việt Nam - nhận xét, TPP không phải là lý do để công nhân Mỹ mất việc làm bởi những công việc trong các ngành lao động như may mặc, giày dép và lắp ráp đơn giản đã biến mất từ lâu ở Mỹ. Còn chuyên gia Lê Đăng Doanh nhận định, chủ nghĩa bảo hộ có thể hiện diện một thời gian nhưng sẽ không lâu, bởi chính quyền lợi của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trung lưu.

Nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập

Trước làn sóng của chủ nghĩa bảo hộ đang lan rộng cùng những hệ quả của nó, nhiều chuyên gia kinh tế đã không giấu được sự quan ngại cho tương lai của nền kinh tế Việt Nam - vốn có độ mở rất cao và phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư nước ngoài (FDI)- luồng vốn có thể bị suy giảm sau khi Mỹ rút khỏi TPP.

Trước xu thế bảo hộ mậu dịch: Cần thích ứng để khẳng định năng lực hội nhập
Doanh nghiệp thủy sản cần nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập trước xu thế bảo hộ mậu dịch

Nhưng câu trả lời của Việt Nam là rõ ràng. Tại các diễn đàn kinh tế trong và ngoài nước mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đều khẳng định, Việt Nam coi việc tham gia TPP và các FTA khác là một trong các bước triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế sâu rộng, toàn diện, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường, tạo động lực mới để phát triển, đồng thời đóng góp vào xu thế hội nhập, liên kết kinh tế khu vực. Theo đó, Việt Nam sẽ tiếp tục quá trình đổi mới, đẩy mạnh chuẩn bị trong nước để bảo đảm thực thi có hiệu quả cam kết của các FTA mà Việt Nam đã và sẽ tham gia.

Ngày 6/2/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020. Ngay trong năm 2017, Việt Nam đặt mục tiêu đạt tối thiểu bằng trung bình của các nước ASEAN 4 trên các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, cụ thể là khởi sự kinh doanh thuộc nhóm 70 nước đứng đầu.

Các chuyên gia cũng lưu ý, Việt Nam không phải đã hết dư địa để hội nhập mà ngược lại, nếu biết khai thác thì dư địa đó còn rất lớn. Ông Tôn Thất Thông - chuyên gia kinh tế người Đức gốc Việt - nhấn mạnh, Việt Nam vẫn còn các hiệp định thương mại song phương khác để không quá bị động. Ông Thông cũng cho rằng, đối sách của Việt Nam tới đây cần cân đối thương mại với Trung Quốc và quan tâm hơn đến thị trường châu Âu. Châu Âu tuy có thể chế chung cho 28 nước EU nhưng thực tế đi vào chi tiết từng thị trường thì hàng hóa Việt Nam lại có quyền tự do. Bởi vậy, “nếu Việt Nam chọn khoảng 5 nước châu Âu, mỗi nước đạt được khoảng 7 - 8% kim ngạch xuất khẩu thì về mặt ngoại thương, Việt Nam sẽ rất vững vàng cho dù có biến động gì của thị trường thế giới cũng không phải lo ngại” - ông Tôn Thất Thông nói.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa bởi theo TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - lâu nay các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn với châu Âu, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, trong khi doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân chỉ có khoảng 11 - 12%. Nếu việc cải cách thể chế kinh tế Việt Nam cho phép huy động số lượng lớn hơn các doanh nghiệp này tham gia làm ăn với thị trường châu Âu thì rõ ràng tính cạnh tranh của Việt Nam sẽ tăng đáng kể.

TIN LIÊN QUAN
Nâng cao sức cạnh tranh của ​nền kinh tế và doanh nghiệp
Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nước mắm Việt

Nước mắm Việt 'theo chân' cơm tấm chinh phục thị trường Nhật Bản

Chuỗi cửa hàng nổi tiếng Nhật Bản Matsuya đang bán thử nghiệm món ăn “Cơm thịt heo phong cách cơm tấm Việt Nam” với nguyên liệu chính là nước mắm truyền thống.
Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 3/5: Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113 với việc tăng cường hỏa lực, giáp bảo vệ theo tiêu chuẩn hiện đại.
Ba Lan chi

Ba Lan chi 'khủng' hiện đại hóa phi đội máy bay F-16

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 2/5: Ba Lan chi khủng hiện đại hóa phi đội máy bay F-16 lên chuẩn Viper sau khi được Mỹ chấp thuận cung cấp tên lửa tầm xa mới.
Từ cảng Koper đến EVFTA: Việt Nam và Slovenia tăng tốc liên kết

Từ cảng Koper đến EVFTA: Việt Nam và Slovenia tăng tốc liên kết

Việt Nam và Slovenia mở rộng lĩnh vực hợp tác kinh tế trước tình hình mới thông qua hàng loạt hoạt động.

'Bắt tay' Áo, Việt Nam tiến gần hơn tới công nghiệp bán dẫn hiện đại

Áo là trung tâm công nghệ lõi châu Âu, đối tác chiến lược giúp Việt Nam đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cao, sản xuất chip và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/5: Đặc nhiệm Ukraine tử nạn ở Sumy

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/5: Đặc nhiệm Ukraine tử nạn ở Sumy

Đặc nhiệm Ukraine tử nạn ở Sumy; Nga đánh sập Liman... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/5.
Thế giới nói gì về Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

Thế giới nói gì về Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

Nhiều hãng thông tấn và tờ báo lớn trên thế giới đã đồng loạt đưa tin đậm nét về Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 1/5: Quan chức Ukraine rút chạy ở Sumy

Chiến sự Nga-Ukraine tối 1/5: Quan chức Ukraine rút chạy ở Sumy

Quan chức Ukraine rút chạy ở Sumy; Nga kiểm soát thêm 4 vùng ở Sumy… là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 1/5.
Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu mới

Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 1/5: Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 khi các hình ảnh mới nhất do hãng Hanwha Aerospace công bố.
Việt Nam chuẩn hoá bảo vệ người tiêu dùng qua hợp tác quốc tế: Định vị bản đồ niềm tin mới

Việt Nam chuẩn hoá bảo vệ người tiêu dùng qua hợp tác quốc tế: Định vị bản đồ niềm tin mới

Không đứng riêng lẻ, quyền lợi người tiêu dùng Việt đang được bảo vệ mạnh mẽ nhờ mạng lưới hợp tác quốc tế. Từ luật hóa đến hành động, Việt Nam đang chuyển mình
Khánh thành Biểu tượng Hữu nghị Quốc tế mừng chiến thắng 30/4

Khánh thành Biểu tượng Hữu nghị Quốc tế mừng chiến thắng 30/4

TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ khánh thành Biểu tượng Hữu nghị Quốc tế, chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Nga giới thiệu xe tăng

Nga giới thiệu xe tăng 'cua mắt đỏ' T-90MS tại Peru

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 29/4: Nga giới thiệu “cua mắt đỏ” T-90MS tại Peru với lời giới thiệu đây là xe tăng chiến thắng khi đã chứng minh thực chiến.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 29/4: Nga giành đất Kharkiv, siết quân Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 29/4: Nga giành đất Kharkiv, siết quân Ukraine

Nga giành đất Kharkiv, siết quân Ukraine; bom tấn Nga trút đòn ồ ạt... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 29/4.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 29/4: Nga dội đòn

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 29/4: Nga dội đòn 'trời giáng' vào Ukraine

Nga trút đòn "trời giáng" vào Ukraine; Nga nhồi hỏa lực vào Donetsk... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine sáng 29/4.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 28/4: Nga càn quét lực lượng Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 28/4: Nga càn quét lực lượng Ukraine

Sĩ quan Ukraine tử nạn; Nga càn quét lực lượng Ukraine,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 28/4.
Việt Nam và Tunisia tăng cường hợp tác thương mại

Việt Nam và Tunisia tăng cường hợp tác thương mại

Thương vụ Việt Nam tại Algeria phối hợp UTICA tổ chức hội nghị giao thương, mở rộng kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Tunisia, thúc đẩy quan hệ song phương.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/4: ‘Đặc vụ Ukraine’ bị bắt giữ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/4: ‘Đặc vụ Ukraine’ bị bắt giữ

‘Đặc vụ Ukraine’ bị bắt giữ; lính đánh thuê từ chối chiến đấu ở Ukraine,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/4.
Sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, thương vụ hiến kế để thương mại Việt Nam - Philippines đạt 10 tỷ USD

Sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, thương vụ hiến kế để thương mại Việt Nam - Philippines đạt 10 tỷ USD

Sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thương vụ Việt Nam tại Philippines chỉ ra triển vọng hiện thực hóa mục tiêu nâng thương mại Việt Nam - Philippines lên 10 tỷ USD.
Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 27/4: Máy bay ném bom tương lai của Trung Quốc trang bị 3 động cơ; Hàn Quốc nâng cấp 36 máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/4: Ukraine kỳ vọng nhận hơn 39 tỷ USD hỗ trợ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/4: Ukraine kỳ vọng nhận hơn 39 tỷ USD hỗ trợ

Lính đánh thuê Ukraine thiệt mạng; Ukraine kỳ vọng nhận hơn 39 tỷ USD hỗ trợ,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/4.
Doanh nghiệp Việt gieo ‘mạch sữa lành’ trên đất bạn Campuchia

Doanh nghiệp Việt gieo ‘mạch sữa lành’ trên đất bạn Campuchia

Angkor Milk không chỉ là một thương hiệu, mà còn là minh chứng cho chính sách “đầu tư đi cùng hội nhập”, là mô hình kiểu mẫu trong hợp tác Việt Nam - Campuchia.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/4: Ukraine hứng chịu thương vong lớn

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/4: Ukraine hứng chịu thương vong lớn

Ukraine hứng chịu thương vong lớn; Pháo phóng loạt Nga phá tan mục tiêu Ukraine... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/4.
Nhiều doanh nghiệp lớn Bắc Âu đến Việt Nam tìm nguồn hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn Bắc Âu đến Việt Nam tìm nguồn hàng

Các doanh nghiệp lớn của khu vực Bắc Âu như H&M, Cảng Gothenburg, GFI Stockholm, East Asia Food sắp đến Việt Nam tìm nguồn hàng.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/4: Lính Ukraine tình nguyện đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/4: Lính Ukraine tình nguyện đầu hàng

Lính Ukraine tình nguyện đầu hàng; lính Ukraine tử nạn ở nhiều mặt trận,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/4.
Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 25/4: Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ hải quân khi nguyên mẫu vũ khí đã được giới chức nước này đánh giá là đủ tin cậy
Mobile VerionPhiên bản di động