Chủ nhật 22/12/2024 10:00

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.

Thiếu tướng Lê Quang Tuyến - Phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP); Đại tá Nguyễn Xuân Thủy - Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn và Đại tá Đặng Thanh Minh - Phó cục trưởng Cục Đối ngoại, đồng chủ trì sự kiện.

Theo kế hoạch, triển lãm diễn ra từ ngày 19 đến 22/12/2024, tại Sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Đặc biệt, từ chiều ngày 21/12 đến hết ngày 22/12, sự kiện mở cửa cho người dân tham quan. Với tổng diện tích hơn 100.000m², bao gồm 15.000m² trưng bày trong nhà (tăng gấp đôi so với triển lãm năm 2022) và 20.000m² ngoài trời cùng các khu vực phụ trợ, đây là triển lãm quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.

Đại tá Đặng Thanh Minh - Phó cục trưởng Cục Đối ngoại phát biểu tại họp báo. - Ảnh: QĐND

Đến nay, gần 200 đơn vị, doanh nghiệp quốc phòng đến từ 27 quốc gia, bao gồm các nước ASEAN, châu Á, châu Âu, và châu Mỹ, đã đăng ký tham gia. Đại diện Ban tổ chức cho biết, quy mô triển lãm tăng đáng kể so với năm 2022, khẳng định thương hiệu triển lãm quốc phòng của Việt Nam trên trường quốc tế.

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 không chỉ là dịp quảng bá năng lực công nghiệp quốc phòng Việt Nam mà còn tạo cơ hội thúc đẩy hợp tác quốc phòng đa phương. Theo Đại tá Đặng Thanh Minh, sự kiện năm nay dự kiến thu hút đông đảo các đoàn khách quốc phòng cấp cao, nhà quản lý và doanh nghiệp CNQP quốc tế.

Triển lãm sẽ trưng bày các phương tiện chiến đấu, giải pháp công nghệ, vũ khí hiện đại phục vụ các lực lượng Hải quân, Lục quân, Phòng không - Không quân và tác chiến không gian mạng. Các sản phẩm của Việt Nam tham gia trưng bày bao gồm vũ khí, trang thiết bị do Tổng cục CNQP, Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân, Học viện Kỹ thuật Quân sự và các đơn vị khác nghiên cứu, chế tạo.

Đặc biệt, danh mục vũ khí và trang bị kỹ thuật của Việt Nam được đánh giá sẽ có nhiều đột phá so với triển lãm năm 2022. Thiếu tướng Lê Quang Tuyến nhấn mạnh, các sản phẩm không chỉ đa dạng về chủng loại mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới.

Bên cạnh các gian hàng trưng bày, triển lãm còn có khu vực "Không gian văn hóa Việt Nam" và khu vực giới thiệu "Thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân, nền Quốc phòng toàn dân". Đây là cơ hội để Việt Nam chia sẻ với bạn bè quốc tế về truyền thống 80 năm xây dựng và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng thời giới thiệu các kết quả nổi bật trong chuyển đổi số và kinh tế quốc phòng.

Lễ khai mạc triển lãm sẽ có các màn trình diễn ấn tượng, bao gồm phần bay chào mừng của Không quân Việt Nam, biểu diễn đặc công và quân khuyển của Biên phòng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Triển lãm còn mở ra cơ hội thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương và đa phương, khi nhiều đoàn quốc tế đã đề nghị tổ chức các cuộc gặp chính thức, đối thoại chính sách quốc phòng và các hoạt động chuyên môn khác với Việt Nam trong khuôn khổ sự kiện.

Triển lãm được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Đây không chỉ là hoạt động trọng điểm của ngành quốc phòng mà còn mang ý nghĩa tăng cường lòng tin, thúc đẩy quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế.

Theo Ban tổ chức, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 42 đoàn chính thức đăng ký sang Việt Nam dự triển lãm. Với quy mô lớn, nội dung toàn diện và sự tham gia đông đảo của các đối tác quốc tế, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 hứa hẹn trở thành một sự kiện mang tầm vóc quốc tế, khẳng định vai trò và vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng.

Thế Duy
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp quốc phòng

Tin cùng chuyên mục

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm