Thứ hai 23/12/2024 01:33
Ngành Công Thương Hà Nội:

Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm ''Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024''

Nhiều giải pháp sẽ được Sở Công Thương triển khai nhằm tạo đợt cao điểm về việc tuân thủ pháp luật trong 'Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024'.

Tiếp nối những kết quả đã đạt được

Sở Công Thương Hà Nội cho biết, triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm theo Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư, từ năm 2022 đến nay, Sở đã đẩy mạnh nhiều hoạt động, giải pháp và đã đạt được một số kết quả tích cực.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật về an toàn thực phẩm đã được ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh trong thời gian qua

Theo đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật về an toàn thực phẩm được đẩy mạnh thông qua 20 lớp tập huấn với hơn 3.000 người tham dự, hơn 30.000 ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền, treo pano tuyên truyền.

Đồng thời, đã tiến hành thanh kiểm tra chuyên ngành, liên ngành đối với 147 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, qua đó phát hiện và xử phạt 35 doanh nghiệp vi phạm với số tiền gần 450 triệu đồng;… Bên cạnh đó, Sở cũng đã hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và tự công bố sản phẩm để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo đúng quy định.

Đã phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn, cấp biển nhận diện đối với 1.067 cửa hàng kinh doanh trái cây và 2.791 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ đáp ứng điều kiện của Đề án, xây dựng 22 trạm xét nghiệm nhanh phục vụ công tác xét nghiệm nhanh thực phẩm tại chợ trên địa bàn 6 quận/huyện, hướng dẫn ban hành quy chế quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm đối với 303 chợ có kinh doanh thực phẩm trên địa bàn 24 quận/huyện.

Chủ trì và phối hợp tổ chức trên 100 hoạt động, sự kiện giao thương, duy trì phát triển 106 Điểm bán hàng OCOP và hỗ trợ các đơn vị kết nối, tiêu thụ trên 500.000 tấn sản phẩm mỗi năm vào hệ thống phân phối tạo nguồn cung ứng thực phẩm an toàn, ổn định trên địa bàn thành phố.

Công tác phát triển hạ tầng công nghiệp, thương mại, logistics và thương mại điện tử cũng được chú trọng. Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn ngày càng phổ biến với 96 - 100% các hộ kinh doanh tại nhiều chợ trên địa bàn lựa chọn sử dụng.

Tiếp nối những kết quả đạt được, để thực hiện có hiệu quả 'Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024' theo chủ đề 'Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới', Sở Công Thương đã kịp thời ban hành Kế hoạch triển khai với các nội dung bám sát theo chỉ đạo của UBND Thành phố.

Theo đó, Sở sẽ tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực Công Thương. Đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá, giới thiệu, kết nối cung - cầu các sản phẩm thực phẩm an toàn từ các vùng sản xuất an toàn của Hà Nội và các tỉnh vào hệ thống phân phối của thành phố.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực Công Thương; Chủ trì, phối hợp kiểm tra liên ngành trên địa bàn thành phố trong dịp Tháng hành động, xử lý nghiêm và công khai các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm.

Tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ đầu tư, nâng cấp, phát triển hạ tầng công nghiệp, dịch vụ thương mại, hình thành mạng lưới logistics, bảo quản, chế biến, thương mại điện tử trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng phát triển hạ tầng khu vực nông thôn.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án trái cây, Đề án an toàn thực phẩm trong chợ, qua đó phấn đấu hướng dẫn 100% các cửa hàng kinh doanh trái cây, 100% cơ sở kinh doanh tại chợ hạng 1 và 80% cơ sở kinh doanh tại chợ hạng 2, hạng 3 hoàn thiện các điều kiện về an toàn thực phẩm để được cấp biển nhận diện, góp phần hình thành các địa chỉ mua sắm thực phẩm an toàn phục vụ người dân.

Triển khai rộng khắp từ thành phố đến các quận, huyện, thị xã

Cùng với việc xây dựng Kế hoạch cụ thể, Sở Công Thương Hà Nội cũng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm lĩnh vực Công Thương và các nội dung, khẩu hiệu tuyên truyền theo Kế hoạch của thành phố đến các nhóm đối tượng: nhà quản lý, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng; tăng cường công tác thanh kiểm tra, hậu kiểm, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Công khai thông tin các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn qua các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết và cùng giám sát; chỉ đạo lực lượng chức năng trên địa bàn tích cực giải tỏa các điểm kinh doanh tự phát... lấn chiếm lòng đường, vỉa hè không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, mất trật tự an toàn giao thông, mất trật tự mỹ quan đô thị...

Ngành Công Thương Hà Nội triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”

Đối với các siêu thị, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, Sở Công Thương Hà Nội cũng hướng dẫn các đơn vị tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất theo quy định hiện hành: điều kiện con người; điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ sản xuất, kinh doanh; điều kiện nguồn gốc xuất xứ nguyên liêu, sản phẩm thực phẩm…

Đối với các đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ, trung tâm thương mại, thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong trung tâm thương mại, chợ chấp hành tốt quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo đảm nguồn gốc xuất xứ sản phẩm kinh doanh; công khai, niêm yết giá bán rõ ràng, đầy đủ…

Bà Trần Thị Phương Lan – quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội – cho biết, ngoài các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, 'Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024' còn là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giảm thiểu các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn.

“Sở sẽ tập trung chỉ đạo trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa Sở Công Thương với các sở, ngành, đơn vị liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, bà Trần Thị Phương Lan cho hay.

Trong năm 2024, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp của ngành Công Thương, cùng sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, bà Trần Thị Phương Lan kỳ vọng 'Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024' của thành phố sẽ đạt được kết quả tốt theo Kế hoạch đề ra, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn Thủ đô.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng