Vấn nạn hàng hóa kém chất lượng trên không gian mạng Bài 3:

Tràn lan sản phẩm không tem nhãn phụ được rao bán công khai trên Shopee

Bất chấp quy định về hàng hoá có xuất xứ nước ngoài được tiêu thụ tại TTTN, vô vàn sản phẩm trên sàn Shopee đều không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Tràn lan các loại hạt khô không rõ xuất xứ Hạt khô phục vụ Tết: Hàng có xuất xứ nước ngoài tiêu thụ mạnh

Hiện nay, tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, không có hoá đơn chứng từ và không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được rao bán công khai trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT).

Tràn lan sản phẩm không tem nhãn phụ được rao bán công khai trên Shopee

Trong bài viết "Hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên nền tảng Tiktok" và "Tiktok đang đánh đổi rủi ro của người tiêu dùng để lấy doanh thu "khủng"?", Báo Đại biểu Nhân Dân đã nêu lên vấn nạn hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng trên Tiktok shop.

Ở Việt Nam, một ứng dụng mua sắm hàng hóa được nhiều người sử dụng là sàn TMĐT Shopee, chỉ với một từ khoá "thực phẩm chức năng" hoặc "collagen", người dùng sẽ nhận được vô số kết quả với đa dạng mẫu mã và các mức giá kèm ưu đãi khác nhau của mỗi cửa hàng. Với dòng sản phẩm này, người bán dùng những lời chào hàng "có cánh", cam kết sử dụng hiệu quả nhằm đánh trúng tâm lý sính ngoại của người dùng để tiêu thụ hàng hoá.

Đáng chú ý, sản phẩm có xuất xứ từ Hàn Quốc hay các nước châu Âu thường dễ "lấy lòng" người tiêu dùng hơn các sản phẩm trong nước. Tuy nhiên, chính bản thân người tiêu dùng cũng không biết những sản phẩm đó có thật sự là được nhập khẩu từ nước ngoài hay không. Bởi lẽ, khi mua hàng trên Shopee, người tiêu dùng mua hàng dựa trên lòng tin bằng cách nhìn số lượng hàng đã bán và những đánh giá 5 sao về sản phẩm.

Hàng loạt sản phẩm không có tem nhãn phụ được rao bán công khai trên Shopee -0
Hộp collagen Hàn Quốc phóng viên mua không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt. Ảnh: PV

Thực tế cho thấy, phần lớn sản phẩm được quảng cáo có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài khi về tay người tiêu dùng đều không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.

Trong vai là người mua hàng trên Shopee, phóng viên đặt mua một hộp collagen bột lựu đỏ nhuỵ hoa nghệ tây với giá 119.900 đồng của một shop có tiếng là hàng Hàn Quốc xách tay.

Theo mô tả trên Shopee, sản phẩm này có công dụng giúp da săn chắc, căng bóng, tăng độ đàn hồi cho da; phục hồi và nuôi dưỡng da; chống lão hoá; giảm mỡ thừa hiệu quả; xua tan mệt mỏi, căng thẳng.

Quảng cáo là vậy nhưng khi nhận được hàng, sản phẩm hoàn toàn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt nên không thể biết được công dụng, thành phần, xuất xứ. Thậm chí, tem chống hàng giả của cơ quan chức năng hay bất cứ lời khẳng định nào của cửa hàng về chất lượng sản phẩm cũng không có. Trong trường hợp sử dụng có bất cứ vấn đề gì, người mua hàng sẽ phải tự chịu trách nhiệm.

Chưa dừng lại ở đó, nhiều mặt hàng được quảng cáo là mỹ phẩm nội địa Trung cũng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt. Chính vì vậy mà người tiêu dùng không biết được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm cũng như cách sử dụng, ngày sản xuất và hết hạn. Đáng nói, những sản phẩm này cũng được quảng cáo là hàng xách tay hoặc tự order (người bán tự đặt hàng trên một số website của Trung Quốc như Taobao, Tmall, 1688,...) về mà không thông qua đơn vị trung gian, không bị mất phí cao.

Giống với những sàn TMĐT hay các nền tảng mạng xã hội khác, mặc dù đề ra những chính sách nhằm hướng đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng Shopee vẫn để tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng được lưu thông trên sàn diễn ra trong suốt thời gian dài. Chỉ với một lời khẳng định "hàng xách tay" nên những mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài được mặc định là không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.

Hàng loạt sản phẩm không có tem nhãn phụ được rao bán công khai trên Shopee -0
Rất nhiều sản phẩm được rao bán trên Shopee được gán mác hàng xách tay. Ảnh: PV

Câu hỏi đặt ra ở đây là Shopee "cố tình" buông lỏng cho số lượng lớn các gian hàng nhằm trục lợi tăng doanh thu từ rủi ro của người dùng hay người bán "quên" dán tem nhãn phụ cho sản phẩm? Đại diện Shopee đã rất nhiều lần đưa ra ý kiến về hàng hoá được bán trên sàn nhưng cho đến nay, thực trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn được rao bán công khai. Điều này dẫn đến việc Shopee không đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, nếu đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành về hàng hóa, theo quy định tại Điều 192 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Điều 193, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; Điều 194, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; Điều 195, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi. Tuỳ vào mức độ, người vi phạm có thể bị phạt tù thấp nhất là 1 năm, cao nhất là 15 năm tù.

Ngoài ra nếu có hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để lừa đảo trong thương mại điện tử có thể bị xử lý theo Điều 290 Bộ luật Hình sự về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Nghị định số 111/2021/NĐ-CP quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể, đối với các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam thì nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: (1) Tên hàng hóa; (2) tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; (3) xuất xứ hàng hóa, nếu không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa; (4) các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định và quy định pháp luật liên quan.

Đối với hàng hóa nhập khẩu, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.

Vấn nạn chống hàng giả, hàng nhái, hàng không nguồn gốc xuất xứ tránh nhiệm không của riêng ai. Các cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp kiểm tra đồng bộ, xử phạt các trường hợp kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ gắn mác hàng xách tay để bán cho người tiêu dùng.

Để ngăn chặn tình trạng này, cần có sự phối hợp của các đơn vị liên quan vào cuộc kiểm tra, xử lý tình trạng bán hàng hóa không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, cần tuyên truyền cho người Việt thay đổi quan điểm về hàng xách tay, hàng trôi nổi đang bán trên thị trường đang làm ảnh hưởng đến niềm tin, sức khỏe người tiêu dùng.

Theo quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP về tem nhãn, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó.

Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu (quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ – CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì cá nhân tổ chức có hành vi không dán nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam lên sản phẩm có tem mác bằng tiếng nước ngoài mà giá trị của sản phẩm đó từ 3 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 500.000đ đến 1 trệu đồng, đối với sản phẩm có giá trị trên 3 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tùy vào giá trị thực tế của sản phẩm mà bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 25 triệu đồng. Đối với sản phẩm có giá trị trên 100 triệu đồng thì mức phạt tiền sẽ từ 25 triệu đến 30 triệu đồng.

Theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022:

Các hành vi kinh doanh hàng hóa không có nhãn; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng ghi không đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc hoặc bị thay đổi; có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa; gian lận về thời hạn sử dụng; hàng hóa đã quá hạn sử dụng… sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, sẽ được áp dụng kể cả trong trường hợp vi phạm lần đầu.

daibieunhandan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Hội thảo "Mật Mã Ecom: Mở lối tăng trưởng trên thương mại điện tử" vừa được tổ chức thành công với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.
Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Có đến 50% người dùng Gen Z thường xuyên truy cập các nền tảng thương mại trên mạng xã hội đã dịch chuyển sang trang thương mại điện tử để mua sắm.

Tin cùng chuyên mục

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Thương mại điện tử đã thúc đẩy chi tiêu không dùng tiền mặt, điều đó cho thấy người tiêu dùng Việt đang ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online.
Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thương mại điện tử là sân chơi tuyệt vời, mở rộng thêm thị trường người đọc, người bán và ngành sách nói chung, song, cần nhiều giải pháp ngăn chặn sách lậu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Livestream bán hàng đang giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, tuy nhiên để hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, xây dựng chiến lược dài hơi.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.
Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Thời gian qua, sản phẩm đồ uống rượu bia xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử với sức mua tăng. Vậy, làm thế nào để kiểm soát độ tuổi mua hàng?
Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant, bộ công cụ số thông minh nhằm tăng cường hiệu suất gia tăng xuất khẩu cho các doanh nghiệp SMEs đã ra mắt tại Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động