Chủ nhật 22/12/2024 15:25

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều doanh nghiệp xin xử lý container hàng tồn đọng tại cảng Cát Lái

Hàng loạt doanh nghiệp kiến nghị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chấp thuận tiêu hủy hàng hóa tồn đọng tại cảng Cát Lái để thu hồi container, phục vụ kinh doanh.

Mới đây, Công ty CP Vận tải và xếp dỡ Hải An - Đại lý hãng tàu SM Line (trụ sở tại Tầng 7, số 45, phố Triệu Việt Vương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) đã gửi Văn bản số 11/2024 ngày 1/11/2024 tới Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh để xử lý hàng hóa tồn đọng lâu ngày tại cảng Cát Lái.

Lãnh đạo Công ty Vận tải và xếp dỡ Hải An cho biết, vào ngày 4/11/2017, công ty có lô hàng nhập cảng Cát Lái tổng cộng 39 container, trong đó 37 container đã được tiêu hủy trong năm 2023. Lô hàng còn lại gồm 2 container đã được Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng, mở ra kiểm tra phân loại bằng cảm quan vào năm 2023.

Nhiều doanh nghiệp tiêu hủy hàng tồn đọng tại cảng để thu hồi vỏ container. Ảnh Báo Hải quan

Lô hàng thực tế không còn giá trị kinh tế và đã hư hỏng. Nhằm thực hiện việc giải phóng các lô hàng tồn đọng lâu ngày tại cảng để tránh việc phát sinh chi phí lưu bãi cũng như chiếm dụng bến bãi của cảng, hãng tàu sẽ thực hiện giám định chất lượng lô hàng nêu trên trước khi có phương án xử lý.

Do đó, doanh nghiệp mong muốn Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn để xử lý dứt điểm 2 container tồn đọng lâu ngày nêu trên.

Trước đó, Công ty TNHH Hapag-Lloyd (trụ sở tại số 72, đường Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) đã gửi Văn bản số 014/2024/CV-HPL ngày 21/10/2024 đề nghị trả vỏ container đối với hàng hóa nhựa phế liệu đã xác lập nhà nước.

Công ty Hapag-Lloyd cho biết, trong năm 2018, đơn vị là đại lý vận chuyển lô hàng gồm 18 container phế liệu nhựa. Tuy nhiên, lô hàng này quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu mà không có người nhận, chủ hàng đã từ bỏ lô hàng. Đến nay lô hàng trên đã tồn đọng tại cảng biển TP. Hồ Chí Minh nhiều năm và Công ty Hapag-Lloyd vẫn chưa thu hồi được vỏ container để đưa vào khai thác, dẫn đến tình trạng thiếu vỏ container, gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu của hãng tàu. Bên cạnh đó, hãng tàu cũng chịu thiệt hại lớn do chi phí lưu container, lưu bãi tại cảng.

Do đó, Công ty Hapag-Lloyd đề nghị các cơ chức năng giải tỏa hàng hóa chứa trong 18 container nêu trên để có thể thu hồi vỏ container phục vụ cho kinh doanh sản xuất.

Ngoài ra, Công ty Hapag-Lloyd đã nhiều lần đề nghị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh giải quyết tiêu hủy lô hàng bị hư hỏng, bao gồm 27 container hàng hóa thức ăn chăn nuôi và phân bón không được nhập vào Việt Nam.

Công ty này cho biết, đơn vị giám định kết luận lô hàng có tình trạng ẩm mốc, vón cục, xuất hiện mùi lạ và có côn trùng sống trên hàng hóa. Nếu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đó được sử dụng, có thể gây ảnh hưởng đến vật nuôi.

Đồng thời, người gửi và người nhận đã từ bỏ lô hàng, lô hàng không có chứng từ gốc nhập khẩu, các bên không cung cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đủ điều kiện để thông quan. Do đó, công ty đề nghị tiêu hủy để giải phóng vỏ container.

Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Hải Minh (trụ sở tại tầng 17, tòa nhà Pearl Plaza, 561A Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) cũng gửi Văn bản số 0910/HM-TH ngày 9/10/2024 tới Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh để xin huỷ container hàng lạnh nhập khẩu, loại thịt trâu không xương đông lạnh, cập cảng Cát Lái ngày 6/8/2023.

Sau khi lô hàng trên cập cảng Cát Lái, doanh nghiệp liên hệ người nhận hàng trên vận đơn để yêu cầu thực hiện trách nhiệm đóng chi phí liên quan và giải phóng hàng, trả container rỗng cho hãng tàu. Tuy nhiên, đến ngày 12/8/2023, người nhận hàng, Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Bình Nguyên Xanh SG, đã gửi Công văn số 01/CV từ chối nhận hàng với lý do họ không ký hợp đồng mua bán liên quan đến lô hàng trên.

Do đó, Công ty Hải Minh mong muốn Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh nhanh chóng hướng dẫn thủ tục để tiêu hủy toàn bộ lượng hàng hóa trong container nhằm giải phóng mặt bằng cho cảng và thu hồi nhanh chóng container rỗng để đưa vào luân phiên khai thác.

Trong thời gian qua, hàng loạt doanh nghiệp đã gửi văn bản tới Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, đề nghị được bỏ tiền túi để tiêu hủy hàng hóa tồn đọng và thu hồi vỏ containe như Công ty TNHH Đại lý Vận tải Evergreen Việt Nam, Công ty TNHH Cosco Shipping Lines (Việt Nam)... Tuy nhiên, đến nay, các doanh nghiệp vẫn chưa nhận được văn bản hướng dẫn hay trả lời từ các đơn vị liên quan

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Hải quan

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng