Thứ ba 05/11/2024 23:19

TP. Hồ Chí Minh: Nhân viên siêu thị được phép di chuyển từ 18 giờ - 6 giờ hàng ngày

Để tăng thời gian chuẩn bị, sắp xếp hàng hóa và thời gian mua sắm cho người dân, UBND TP. Hồ Chí Minh đã đồng ý đề xuất của Sở Công Thương cho phép một số nhân viên siêu thị, cửa hàng kinh doanh được phép ra khỏi nhà từ 18 giờ đến 6 giờ hàng ngày. Danh sách được các đơn vị nhận diện, sẽ được Sở Công Thương xác nhận và triển khai đến các lực lượng kiểm soát chốt chặn.

Thông tin được ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - cho biết tại buổi họp báo cung cấp thông tin, tuyên truyền công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố (TP), ngày 10/8.

Tăng thời gian mua sắm cho người dân, nhân viên siêu thị, cửa hàng kinh doanh được phép ra khỏi nhà từ 18 giờ - 6 giờ hàng ngày

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP, nhằm đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân ở các khu vực cách ly, phong tỏa, Sở đã phối hợp với các địa phương tổ chức phát phiếu mua hàng tại các chợ, siêu thị… Đồng thời, các địa phương cũng triển khai nhiều giải pháp thiết thực để phân phối hàng hóa tận nơi, giúp người dân hạn chế ra khỏi nhà, yên tâm phòng chống dịch.

Song song đó, Sở Công Thương cũng phối hợp các đơn vị tiếp tục tổ chức siêu thị mini, chợ nghĩa tình, chủ yếu phát phiếu cho người dân mua hàng hóa tại các khu phong tỏa. Hình thức tổ chức với 70 mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu. Mô hình này đã hỗ trợ được hơn 6.000 hộ dân (tương đương với 24.140 nhân khẩu tại các khu phong tỏa). Người dân cũng đã tiếp cận được hơn 9.100 đơn hàng với tổng giá trị 2,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tồn kho của Phiên chợ nghĩa tình còn hơn 836 triệu đồng, tương đương với 2.938 đơn hàng, Sở vẫn đang tiếp nhận tài trợ của các đơn vị để tiếp tục tổ chức mô hình này.

Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh lưu ý, người dân trong các khu phong tỏa, khó tiếp cận hàng hóa có thể liên hệ với tổng đài hỗ trợ khẩn cấp 0963870058 của Phiên chợ nghĩa tình để được hỗ trợ kịp thời.

Nhằm tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu đến người dân, Sở Công Thương cũng phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ TP tuyển chọn thêm các nguồn hàng, mặt hàng và tổ chức các gói hàng hóa đóng sẵn, chở đến các khu phong tỏa để cung ứng nhanh, thuận tiện, số lượng nhiều cho người dân.

Tăng cường bán hàng lưu động, bổ sung bán mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong mùa dịch

Liên quan đến thông tin nhân viên siêu thị, cửa hành kinh doanh được phép ra khỏi nhà sau 18 giờ hàng ngày, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho hay, thực hiện chỉ đạo tăng cường giãn cách trên toàn TP. Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, người dân không ra đường từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ hôm sau, điều này đồng nghĩa với việc phân phối hàng hóa chỉ diễn ra từ sau 6 giờ đến 18 giờ và thời gian cho người dân mua sắm cũng theo đó bị giảm xuống.

“Để tăng thời gian chuẩn bị, sắp xếp hàng hóa cũng như thời gian mua sắm cho người dân, UBND TP. Hồ Chí Minh đã đồng ý đề xuất của Sở Công Thương TP cho phép một số nhân viên siêu thị, cửa hàng kinh doanh được phép ra khỏi nhà từ 18 giờ đến 6 giờ hàng ngày. Danh sách được các đơn vị nhận diện, Sở Công Thương xác nhận và triển khai đến các lực lượng kiểm soát chốt chặn” - Phó Giám đốc Sở Công Thương nhấn mạnh.

Bà Phan Thị Thắng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - đánh giá, thời gian qua, Sở Công Thương và các đơn vị liên quan đã triển khai nhiều phương án đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa cho người dân được ổn định, không bị đứt gãy chuỗi, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến.

Nhằm tăng cường các giải pháp trong cung ứng hàng hoá, lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn, UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị Sở Công Thương khẩn trương cùng các địa phương nghiên cứu tổ chức lại các điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu tại những chợ truyền thống đang tạm ngưng hoạt động hoặc hình thành các điểm bán nhỏ cung ứng mặt hàng tươi sống. Đồng thời, tiếp tục triển khai chương trình bình ổn thị trường, đẩy mạnh hoạt động kết nối cung cầu, đảm bảo nguồn cung ứng để bình ổn thị trường cho TP.

Bên cạnh đó, UBND TP cũng yêu cầu Sở Công Thương phối hợp các địa phương tổ chức các điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu tại các chợ truyền thống đang tạm ngưng hoạt động hoặc các địa điểm, mặt bằng trống. Đồng thời, tăng cường bán hàng lưu động, bổ sung bán mặt hàng thực phẩm tươi sống cho các cửa hàng thuộc hệ thống cửa hàng tiện lợi và cập nhật hoạt động bán hàng trực tuyến để gia tăng điểm mua sắm hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Mua sắm

Tin cùng chuyên mục

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Lào Cai họp bàn phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng 'rốn lũ' Mẹ Suốt

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ