Thứ hai 21/04/2025 22:21

TP. Hồ Chí Minh: Hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Quy hoạch thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP. Hồ Chí Minh sẽ hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Ngày 13/6, tại Hội nghị lần thứ 31 Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025, bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh đã có báo cáo về quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh - (Ảnh: Việt Dũng)

Theo bà Lê Thị Huỳnh Mai, Quy hoạch xây dựng các kịch bản phát triển phát triển TP. Hồ Chí Minh với tốc độ tăng trưởng 8,5% - 9%. GRDP bình quân đầu người đến 2030 dự kiến đạt từ 14.800 - 15.400 USD…

Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh cũng xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển. Trong đó, có các định hướng, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng như đẩy mạnh áp dụng các mô hình kinh tế đổi mới sáng tạo (kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ); một số lĩnh vực kinh tế đặc thù như kinh tế đô thị, kinh tế biển...

Về phương hướng phát triển ngành, không gian, bà Lê Thị Huỳnh Mai thông tin: Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh xác định 3 tiểu vùng, gồm: Khu vực đô thị trung tâm; TP. Thủ Đức; khu vực ngoại thành. Cùng với đó, xác định 2 hành lang quốc gia gồm: Đông - Tây (TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài); Bắc - Nam; 1 hành lang vùng là sông Đồng Nai - Sài Gòn - Thị Vải – Soài Rạp; 10 trục không gian với 9 trục chủ đạo và 1 trục ven biển.

Phối cảnh dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ - ảnh minh họa (nguồn Portcoast)

Quy hoạch cũng xác định các khu chức năng về kinh tế, công nghiệp, công nghệ cao… Trong đó, TP. Hồ Chí Minh sẽ hình thành khu thương mại tự do (FTZ) gắn với cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và vịnh Gành Rái (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) khoảng 1.000-2.000ha…

Để phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tiếp tục nâng cao hiệu quả quá trình công nghiệp hóa và thúc đẩy quá trình dịch vụ hóa... Quy hoạch thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP. Hồ Chí Minh ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng cấp quốc gia và cấp vùng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, hình thành Trung tâm tài chính quốc tế, khu đô thị du lịch biển Cần Giờ; đầu tư và xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D)…

Cùng với đó, đầu tư nghiên cứu và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, năng lượng sạch; tập trung đầu tư và phát triển theo các dự án trong lĩnh vực công nghiệp mạch tích hợp bán dẫn, công nghệ thiết kế, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE), chip, pin công nghệ mới, vật liệu mới, công nghiệp năng lượng sạch...

Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh đầu tư và xây dựng, phát triển hệ thống các trung tâm chuyên ngành, khẳng định vai trò trung tâm quốc gia, quốc tế của TP. Hồ Chí Minh như: Trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa thể thao, giáo dục, khoa học công nghệ… Đồng thời, sắp xếp, tổ chức lại và thu hút đầu tư xây dựng trục không gian chủ đạo sông Sài Gòn gắn với vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt đoạn đi qua khu vực nội thành và khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ hướng tới trở thành khu du lịch quốc gia, có ý nghĩa quốc tế.

Đáng chú ý, quy hoạch thời kỳ này cũng cho phép nghiên cứu một số đề án có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh như xây dựng Luật Quản lý và Phát triển thành phố đặc biệt; phát triển các dự án nhà máy điện gió ngoài khơi khu vực biển Cần Giờ và dự án vịnh Gành Rái “đầu mối” kết nối khu vực phía Nam TP. Hồ Chí Minh với vùng Đông Nam Bộ…

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu