Thứ sáu 08/11/2024 12:31

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp tìm cơ hội giao thương qua kết nối cung cầu

Tại hội thảo “Kết nối cung cầu - giải pháp đầu ra cho doanh nghiệp”, hơn 100 doanh nghiệp đã cùng chia sẻ cơ hội hợp tác giao thương, mở rộng thị trường.

Hội thảo “Kết nối cung cầu - giải pháp đầu ra cho doanh nghiệp” năm 2023 được tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh ngày 5/12, thu hút hơn 100 doanh nghiệp tham gia với gần 50 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

Tại hội thảo, các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất, kinh doanh, hệ thống phân phối… đã có cơ hội gặp gỡ trực tiếp, trao đổi, tìm hiểu sản phẩm, liên kết, hợp tác giao thương và mở rộng thị trường.

Các đại biểu tham quan gian hàng sản phẩm có dán tem chip truy xuất nguồn gốc Truedata, được trưng bày tại hội thảo “Kết nối cung cầu - giải pháp đầu ra cho doanh nghiệp” năm 2023

Hội thảo do Viện Kinh tế và Quản lý TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Hội Sở hữu Trí tuệ TP. Hồ Chí Minh tổ chức với sự đồng hành của Công ty Cổ phần Công nghệ Chống giả Việt Nam (ACTIV), BEWE GROUP, GCG GROUP, trong khuôn khổ Dự án “Giải pháp đầu ra cho doanh nghiệp”.

Theo Ban tổ chức, hội thảo được diễn ra định kỳ hàng tháng để tạo ra những hoạt động kết nối giao thương, hỗ trợ cung - cầu trong hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ doanh nghiệp, với những hoạt động cụ thể như: Hỗ trợ giải pháp đầu ra cho doanh nghiệp; cung cấp các công cụ và hỗ trợ pháp lý hoàn thiện sản phẩm; kết nối kênh phân phối 4.0 và kênh phân phối truyền thống; giải pháp hỗ trợ truy xuất nguồn gốc hàng hóa - bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ hội thảo, đại diện của Công ty ACTIV đã hỗ trợ, chia sẻ tới doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất, kinh doanh, hệ thống phân phối… về giải pháp chống giả, bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Hội nghị kết nối giao thương

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định