Thứ năm 02/01/2025 00:52

TP. Hồ Chí Minh: Cần cơ chế, chính sách đột phá để trở thành trung tâm tài chính quốc tế

TP. Hồ Chí Minh đang hội tụ cả lợi thế, tiềm năng, yêu cầu phát triển và quyết tâm chính trị cho việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế. Tuy nhiên, Thành phố (TP) cần có cơ chế, chính sách mang tính đột phá để sớm hiện thực hóa mục tiêu này.

Hội tụ đủ lợi thế, tiềm năng

Nhằm sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trung tâm tài chính quốc tế, ngày 25/2 UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Đề án phát triển TP. Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính quốc tế” để lắng nghe các ý kiến đóng góp của các Bộ ngành, chuyên gia, doanh nghiệp (DN), cơ quan chức năng liên quan.

TP. Hồ Chí Minh quyết tâm trở thành trung tâm tài chính quốc tế

Tại hội thảo “Đề án phát triển TP. Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính quốc tế” vừa được UBND TP tổ chức ngày 25/2, bà Phan Thị Thắng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhìn nhận, để hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế đặt ra rất nhiều thách thức cho TP. Hồ Chí Minh. Nhưng có thể thấy thành phố (TP) đang hội tụ cả lợi thế, tiềm năng, yêu cầu phát triển và quyết tâm chính trị cho việc xây dựng TTTC quốc tế.

TP. Hồ Chí Minh có lợi thế về vị trí địa lý và khả năng kết nối, về kinh tế, về thị trường tài chính, về nguồn lực, về hạ tầng kinh tế - xã hội. Đặc biệt, với tiềm năng và sự phát triển mạnh mẽ của TP sẽ củng cố động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần vào sự phát triển chung của Việt Nam cả trên phương diện nội tại lẫn trên trường quốc tế.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, với Đề án này, mục tiêu TP. Hồ Chí Minh đề ra là trở thành một TTTC quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính… ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Lê Ngọc Thùy Trang - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. Hồ Chí Minh cũng cho rằng, mặc dù TP chưa được xếp hạng trong chỉ số TTTC toàn cầu (GFCI) nhưng TP. Hồ Chí Minh đang dẫn đầu danh sách 10 TTTC tiềm năng được xem xét để đưa vào danh sách xếp hạng chỉ số GFCI chính thức, với 148/150 hạng mục đã hoàn thành đánh giá. Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh ở múi giờ khác biệt với 21 TTTC lớn nhất toàn cầu. Đây là lợi thế “riêng có và đặc biệt” trong việc thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong thời gian nghỉ giao dịch từ các trung tâm này.

TP. Hồ Chí Minh đang là đầu tàu và một trong những động lực chủ yếu của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Mặc dù, chỉ chiếm khoảng 9,46% dân số và 0,62% diện tích, nhưng TP hiện đóng góp khoảng 22% GDP, gần 25% thu ngân sách, gần 16% kim ngạch xuất khẩu và 20% kim ngạch nhập khẩu cả nước…

Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh còn chiếm hơn 31% số DN, thu hút hơn 37% số dự án FDI cả nước và một lượng lớn đầu tư gián tiếp qua kênh mua bán - sáp nhập (M&A), các quỹ đầu tư, kiều hối.... Hiện có trên 100 tập đoàn lớn trên thế giới đang hiện diện tại Việt Nam như: Nike, Citigroup, Prudential, Johnson & Johnson, Ford Motor, Bosch, Coca Cola, Pepsi... đã góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa năng suất, công nghệ, phát triển công nghiệp hỗ trợ, kết nối mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Cần cơ chế, chính sách mang tính đột phá

Các chuyên gia cho rằng TP. Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi, nền tảng để trở thành TTTC quốc tế. Song để hình thành và vận hành hiệu quả các TTTC quốc tế, bên cạnh định hướng mô hình phù hợp, phát triển cơ sở hạ tầng, nền tảng công nghệ số, nguồn nhân lực, TP cần có sự thay đổi mang tính đột phá trong cơ chế, chính sách.

Các chuyên gia cho rằng, để trở thành trung tâm tài chính quốc tế TP. Hồ Chí Minh cần có cơ chế, chính sách mang tính đột phá

TS. Trần Du Lịch (thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ) cho rằng, để TP. Hồ Chí Minh trở thành TTTC quốc tế, TP cần có cơ chế, chính sách để thu hút các nguồn vốn đầu tư, tập trung lĩnh vực công nghệ số.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, để hình thành TTTC, TP. Hồ Chí Minh nên nâng cấp những gì đã có và phát triển thêm những dịch vụ mới như: Thành lập trung tâm hàng hóa phái sinh, fintech, ngân hàng số. Đặc biệt, việc phát triển TTTC có khả năng vấp phải những rào cản lớn về pháp lý và cần phải có đột phá thể chế. Do đó, TP. Hồ Chí Minh cần mạnh mẽ hơn trong đề xuất với Chính phủ, Quốc hội thay đổi thể chế pháp lý cho phù hợp.

TS. Nguyễn Xuân Thành - Trường Đại học Fulbright Việt Nam cũng đề xuất, để TP. Hồ Chí Minh trở thành TTTC, TP cần có sự đột phá, phát triển các tổ chức tài chính hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính kết hợp xây dựng khung pháp lý áp dụng cho các tổ chức tài chính hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính…

Phó Chủ tịch Phan Thị Thắng cho biết, sau khi lắng nghe, tiếp thu các ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp và cơ quan chức năng liên quan, TP. Hồ Chí Minh sẽ giao các đơn vị liên quan sớm hoàn thiện đề án này. Đồng thời sẽ tiếp tục làm việc với các Bộ ngành, trước khi chính thức trình Trung ương xem xét vào tháng 5/2022.

Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Năm 2024 công nghiệp, thương mại giữ nhịp tăng trưởng

Công bố quyết định nhân sự Công an Lạng Sơn, Thái Bình

Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP