Thứ hai 18/11/2024 23:19

TP. Hồ Chí Minh: 7 nhóm nhiệm vụ nhằm thúc đẩy kinh tế 3 tháng cuối năm

Mặc dù tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước song nhiều chỉ tiêu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh như thu ngân sách, giải ngân đầu tư công vẫn còn thấp.

Sáng 10/10, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh khóa XI nhiệm kỳ 2020 - 2025 khai mạc hội nghị lần thứ 23 (hội nghị mở rộng) để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và những giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cho rằng từ sau hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hồ Chí Minhlần thứ 21 đến nay, thành phố đã đạt được nhiều kết quả tích cực khi tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước.

Theo đó, nếu quý I/2023 kinh tế thành phố chỉ tăng 0,7% thì quý 2 đã tăng 5,8% và quý 3 tăng 6,7%. Bình quân 9 tháng đầu năm tăng hơn 4,57%. Lĩnh vực văn hóa xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng. Công tác cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính chuyển đổi số gắn với thực hiện chủ đề năm đạt nhiều kết quả tích cực…

Ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị

Trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, cải cách tư pháp cũng tiếp tục được đẩy mạnh và đạt kết quả ngày càng tốt hơn trước.

Dù vậy, theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên thì nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt thấp như thu ngân sách, giải ngân đầu tư công, xuất khẩu và còn nhiều vướng mắc, tồn đọng cũng như những phát sinh mới, tháo gỡ chưa kịp thời.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên yêu cầu hội nghị trước hết đánh giá xác đáng những mặt làm được, những mặt chưa được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của tình hình. Dự báo những khó khăn, thử thách và rủi ro sẽ phải đối mặt trong thời gian tới. Quan trọng là đề xuất những giải pháp cụ thể, đủ mạnh, khả thi để tạo chuyển biến tình hình và đạt kết quả 3 tháng cuối năm.

“Đề xuất xây dựng những nhóm giải pháp để chuẩn bị cho năm 2024, tăng tốc chuẩn bị hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ 11 của Đảng bộ Thành phố đề ra. Trong đó, trọng tâm là triển khai có hiệu quả nhất Nghị quyết số 98 của Quốc hội. Riêng nội dung đầu tư công, Ban Thường vụ Thành ủy sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề trong tháng 10 này”, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nói.

Các đại biểu biểu quyết thông qua nội dung hội nghị

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đề nghị trong thảo luận, hội nghị cần chú trọng đánh giá tình hình, những tác động có liên quan đến kinh tế - xã hội của thành phố đối với 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Đó là việc ban hành chế độ, chính sách thu hút, đãi ngộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế; ổn định thị trường lao động, chuyển đổi cơ cấu việc làm theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

Khẩn trương tháo gỡ những rào cản, vướng mắc, tập trung giải quyết vấn đề nhà ở xã hội và lưu trú công nhân; đẩy mạnh thực chất chuyển đổi số kinh tế số; thực hiện quyết liệt công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tiếp tục củng cố, đổi mới và phát triển hệ thống an sinh, bảo trợ xã hội, nhanh chóng bổ sung nguồn vốn thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững; quan tâm chỉnh trang đô thị gắn với phục dựng, hoàn thiện các công trình di tích văn hóa lịch sử đi đôi với đầu tư xây dựng đời sống văn hóa, phát triển văn học nghệ thuật, nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

“Hội nghị phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu và thảo luận dân chủ, bám sát tình hình thực tế, đề xuất những giải pháp khả thi với quyết tâm, nỗ lực cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ năm 2023”, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số