Triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 :

Toàn diện, quyết liệt và trách nhiệm

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2030 là một quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) giai đoạn 2021 - 2030 là một quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Lần đầu tiên, Việt Nam có một Chương trình MTQG dành riêng cho vùng đồng bào DTTS và MN. Trước thềm Xuân Quý Mão 2023, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - đã chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về công tác dân tộc cũng như việc thực hiện Chương trình MTQG.

Thưa Bộ trưởng, công tác dân tộc năm 2022 được triển khai sâu rộng, tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa… Vậy, Bộ trưởng có thể chia sẻ về những kết quả nổi bật đạt được trong năm vừa qua?

Toàn diện, quyết liệt và trách nhiệm
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Về triển khai công tác dân tộc, có thể đánh giá, năm qua các vụ, đơn vị trong Ủy ban Dân tộc đã chủ động và tích cực trong xây dựng kế hoạch công tác, trình các đề án, văn bản, các nhiệm vụ được giao với chất lượng thực hiện ngày càng được nâng cao. Cùng với đó, các vụ, đơn vị đã bám sát chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc để tham mưu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình công tác năm 2022 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình 1719) đảm bảo kế hoạch, chất lượng và tiến độ… Mặt khác, trong năm 2022, lãnh đạo Ủy ban Dân tộc đã đổi mới mạnh mẽ phương thức chỉ đạo điều hành hướng đến thực hiện mục tiêu Chính phủ điện tử và chuyển đổi số. Công tác chỉ đạo điều hành đã ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, sử dụng văn bản điện tử, hệ điều hành tác nghiệp nhằm cải tiến cách thức, lề lối làm việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý… Qua đó, đã nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban Dân tộc về chuyển đổi số; coi chuyển đổi số là động lực, công cụ để nâng cao hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân, tổ chức trong toàn bộ hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành, truyền thông và giám sát, đánh giá.

2022 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình 1719, trong quá trình thực hiện Ủy ban Dân tộc và các đơn vị gặp những thuận lợi, khó khăn gì, thưa Bộ trưởng?

Chương trình 1719 có nội dung cơ bản được tích hợp hơn 100 chính sách cụ thể từ giai đoạn 2016 - 2020 kết hợp với một số chính sách mới được thiết kế thành 10 dự án, 14 tiểu dự án với 36 nội dung chính sách thành phần do 23 bộ, ngành tham gia quản lý và tổ chức triển khai thực hiện.

Toàn diện, quyết liệt và trách nhiệm

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh với các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Sơn La (Ảnh: Xuân Thường)

Đến nay, đã có hơn 200 văn bản khác nhau được ban hành để quy định, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các nội dung về cơ chế, chính sách và hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình từ Trung ương đến địa phương.

Để tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan Trung ương trong thực hiện nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành tổ chức triển khai Đề án tổng thể và Chương trình 1719, Ủy ban Dân tộc - cơ quan chủ trì Chương trình đã ký kết các chương trình phối hợp, quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2025 với 18 bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và đã được cụ thể hóa trong Kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình phối hợp năm 2022.

Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, việc triển khai Chương trình 1719 trong năm qua cũng gặp khó khăn do nhiều yếu tố tác động như thời tiết khắc nghiệt, hệ quả từ dịch Covid-19, biến động địa chính trị quốc tế… ảnh hưởng đến đời sống nhân dân vùng đồng bào DTTS.

Chương trình 1719 là chương trình mới, mang quan điểm đầu tư tổng thể, đa dạng về nội dung chính sách, hình thức triển khai, trong khi quy mô đầu tư cho từng chính sách nhỏ với nhiều định mức quy định khác nhau. Công tác chủ trì, quản lý các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình có sự tham gia của nhiều bộ, cơ quan trung ương với số lượng lớn các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện, văn bản hành chính ban hành trong quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ phải triển khai xây dựng, do đó dẫn tới sự chậm trễ tại các khâu rà soát, tổng hợp, tiếp thu, hoàn thiện.

Trong thời gian qua, vẫn còn một số địa phương chưa quyết tâm, quyết liệt, dẫn đến chậm trễ trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhất là tiến độ giao vốn, giải ngân vốn Chương trình 1719; chế độ thông tin, báo cáo, cung cấp thông tin chưa kịp thời dẫn đến khó khăn trong công tác tổng hợp, chỉ đạo, điều hành.

Trước những khó khăn trên, Bộ trưởng định hướng như thế nào để các địa phương triển khai Chương trình được thuận lợi?

Ngành công tác dân tộc xác định, năm 2023 là năm bản lề quan trọng với nhiều nhiệm vụ lớn, nặng nề để triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan công tác dân tộc trong năm 2023 và giai đoạn tới là tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể và Chương trình 1719 với khối lượng công việc lớn, nhiệm vụ nặng nề, nhiều khó khăn, thách thức. Ngành công tác dân tộc sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, công tác tham mưu, phối hợp, chỉ đạo, điều hành... để thực hiện Chương trình đúng tiến độ, hiệu quả.

Để triển khai thực hiện Chương trình 1719 đến đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan, các địa phương cần tiếp tục đổi mới, sáng tạo, thống nhất trong hành động, có quyết tâm cao hơn và vào cuộc quyết liệt hơn.

Có thể nói, việc phê duyệt và triển khai Chương trình 1719 là một quyết sách lịch sử của Đảng và Nhà nước ta, lần đầu tiên Việt Nam có một Chương trình MTQG dành riêng cho vùng đồng bào DTTSvà MN. Bên cạnh vai trò là một Chương trình MTQG có nguồn lực đầu tư lớn nhất hiện nay dành riêng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, đây cũng là một Chương trình nhận được nhiều kỳ vọng nhất từ trước đến nay của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các tổ chức đoàn thể và gần 100 triệu cử tri, người dân Việt Nam cũng như hơn 14 triệu đồng bào DTTS… Chính vì vậy, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân triển khai Chương trình phải quyết liệt, trách nhiệm nhất, triển khai toàn diện, đồng bộ để phát huy hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng

Linh Nhi (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kạn: Sập cầu phao hồ Ba Bể, nhiều du khách hoảng loạn kêu cứu

Bắc Kạn: Sập cầu phao hồ Ba Bể, nhiều du khách hoảng loạn kêu cứu

Nhanh chóng giải quyết chế độ cho người lao động trong các doanh nghiệp phá sản

Nhanh chóng giải quyết chế độ cho người lao động trong các doanh nghiệp phá sản

Chuyên gia chỉ ra sai lầm của cha mẹ khiến con tổn thương ống tai và màng nhĩ

Chuyên gia chỉ ra sai lầm của cha mẹ khiến con tổn thương ống tai và màng nhĩ

Cách sử dụng máy lọc không khí tại nhà an toàn và tiết kiệm điện

Cách sử dụng máy lọc không khí tại nhà an toàn và tiết kiệm điện

Bình Phước: Liên tiếp xảy ra 2 vụ tai nạn lao động làm 2 công nhân tử vong

Bình Phước: Liên tiếp xảy ra 2 vụ tai nạn lao động làm 2 công nhân tử vong

Vai trò của công đoàn trong thúc đẩy tăng năng suất lao động

Vai trò của công đoàn trong thúc đẩy tăng năng suất lao động

Tăng năng suất lao động: Cần xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng

Tăng năng suất lao động: Cần xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng

Nâng chất nguồn nhân lực là yếu tố then chốt tăng năng suất lao động

Nâng chất nguồn nhân lực là yếu tố then chốt tăng năng suất lao động

Bão Ewiniar - cơn bão đầu tiên ở Tây Thái Bình Dương mùa bão 2024 đã chính thức hình thành

Bão Ewiniar - cơn bão đầu tiên ở Tây Thái Bình Dương mùa bão 2024 đã chính thức hình thành

Tăng năng suất sẽ giúp nâng cao đời sống của người lao động

Tăng năng suất sẽ giúp nâng cao đời sống của người lao động

Bài 2: Động lực để cùng phát triển kinh tế, xã hội

Bài 2: Động lực để cùng phát triển kinh tế, xã hội

Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024”

Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024”

Tin mới nhất về cơn bão đầu tiên trong năm 2024

Tin mới nhất về cơn bão đầu tiên trong năm 2024

Thời tiết hôm nay ngày 26/5/2024: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào, nguy cơ ngập lụt

Thời tiết hôm nay ngày 26/5/2024: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào, nguy cơ ngập lụt

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 26/5/2024: Hà Nội sáng có mưa, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 26/5/2024: Hà Nội sáng có mưa, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/5/2024: Mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/5/2024: Mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh

Khen thưởng 4 người hùng phá tường cứu người khỏi “biển lửa” ở Trung Kính

Khen thưởng 4 người hùng phá tường cứu người khỏi “biển lửa” ở Trung Kính

Khởi tố vụ án cháy nhà trọ 14 người chết để làm rõ trách nhiệm người liên quan

Khởi tố vụ án cháy nhà trọ 14 người chết để làm rõ trách nhiệm người liên quan

Bài 1: Tiềm năng và cơ hội lớn nhưng thách thức còn nhiều

Bài 1: Tiềm năng và cơ hội lớn nhưng thách thức còn nhiều

Cải cách tiền lương: Giáo viên lâu năm mong mỏi giữ phụ cấp thâm niên

Cải cách tiền lương: Giáo viên lâu năm mong mỏi giữ phụ cấp thâm niên

Xem thêm