Lào Cai: Nghề đan lát, dệt thổ cẩm và làm cốm tại huyện Bảo Yên được công nghận nghề truyền thống

3 nghề truyền thống của người Tày, người Dao trên địa bàn huyện Bảo Yên vừa được UBND tỉnh Lào Cai công nhận tại Quyết định số 1222/QĐ-UBND
Lào Cai: Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” Lào Cai: Thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Cụ thể, theo Quyết định số 1222/QĐ-UBND ngày 23/5/2024 của UBND tỉnh Lào Cai, 3 nghề truyền thống tại huyện Bảo Yên năm 2024 được công nhận là: (1) Nghề Đan lát truyền thống dân tộc Tày xã Nghĩa Đô; (2) Nghề Làm cốm truyền thống dân tộc Tày xã Việt Tiến; (3) Nghề Thêu dệt thổ cẩm truyền thống của người Dao họ xã Cam Cọn.

Lào Cai: Nghề đan lát, dệt thổ cẩm và làm cốm tại huyện Bảo Yên được công nghận nghề truyền thống
Nghề Làm cốm truyền thống dân tộc Tày xã Việt Tiến (Ảnh: CTTĐTLC)

Nghề Làm cốm truyền thống dân tộc Tày xã Việt Tiến có từ lâu đời trên 50 năm và hiện nay đang hoạt động ổn định; thời gian làm nghề 03 tháng/năm với giá thành 70.000 đồng/kg; thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài huyện Bảo Yên.

Nguồn nguyên liệu để tạo ra sản phẩm là lúa nếp địa phương tại xã Việt Tiến với quy trình công nghệ sản xuất: Lúa sữa non, sao sấy, giã tách vỏ, sàng sảy làm sạch, giã mỏng hạt, sảy bụi, đóng gói. Nghề Làm cốm là nghề gia truyền, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày và gắn với tên tuổi của xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên. Định hướng trong thời gian tới, các cơ sở nghề trên địa bàn xã sẽ tiếp tục duy trì sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Lào Cai: Nghề đan lát, dệt thổ cẩm và làm cốm tại huyện Bảo Yên được công nghận nghề truyền thống
Nghề Thêu dệt thổ cẩm truyền thống của người Dao họ xã Cam Cọn (Ảnh: CTTĐTLC)

Nghề Thêu dệt thổ cẩm truyền thống của người Dao họ xã Cam Cọn đã xuất hiện tại địa phương từ lâu đời, trên 50 năm và tiếp tục phát triển đến nay. Thời gian làm nghề 20 - 25 ngày/tháng với giá thành sản phẩm từ 90.000 - 100.000 đồng/m; thị trường tiêu thị trong xã Cam Cọn và trên địa bàn huyện Bảo Yên. Nguồn nguyên liệu do nhân dân cung cấp và thu mua từ các xã lân cận với quy trình sản xuất thủ công. Đây là nghề gia truyền, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Dao họ; được truyền nghề cho con cháu trong gia đình.

Lào Cai: Nghề đan lát, dệt thổ cẩm và làm cốm tại huyện Bảo Yên được công nghận nghề truyền thống
Nghề Đan lát truyền thống dân tộc Tày xã Nghĩa Đô (Ảnh: CTTĐTLC)

Nghề Đan lát truyền thống dân tộc Tày xã Nghĩa Đô đã có từ lâu đời trên 100 năm và đang tiếp tục phát triển đến nay. Thời gian làm nghề 20 - 22 ngày/tháng với giá thành từ 50.000 - 150.000 đồng/sản phẩm; thị trường tiêu thị trong và ngoài huyện Bảo Yên. Nguồn nguyên liệu giang, nứa, tre… tại địa phương và các xã lân cận với quy trình sản xuất thủ công. Đây là nghề mang đậm bản sắc dân tộc Tày; được truyền nghề cho con cháu trong gia đình. Định hướng trong thời gian tới sẽ mở lớp dạy nghề, phát triển thành làng nghề và thu hút đầu tư, thành lập hợp tác xã thu mua, có thị trường tiêu thụ ổn định.

Linh Nhi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: làng nghề truyền thống

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa