Thúc đẩy liên kết phát triển vùng Tây Nguyên

Bài 2: Động lực để cùng phát triển kinh tế, xã hội

Để phát triển bền vững kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên, phải chú trọng hình thành các đô thị vệ tinh hỗ trợ các chức năng phát triển với đô thị trung tâm.
Bài 1: Tiềm năng và cơ hội lớn nhưng thách thức còn nhiều Dự báo giá tiêu ngày 26/5/2024: Giá tiêu cán mốc 120.000 đồng/kg? Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kết nối các tuyến cao tốc để tới Tây Nguyên nhanh nhất

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Để tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu cụ thể vùng Tây Nguyên. Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan và 5 địa phương trong vùng khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ.

Bài 2: Động lực để cùng phát triển kinh tế, xã hội
Cà phê được các tỉnh Tây Nguyên tập trung xây dựng thành thương hiệu sản phẩm quốc gia. (Ảnh: Lê Sơn)

Trong đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng, lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả dựa trên công nghệ cao, chuyển đổi số và giá trị gia tăng cao.

Bài 2: Động lực để cùng phát triển kinh tế, xã hội
Mặc dù đang gặp nhiều khó khăn, nhưng dự án điện gió tại Tây Nguyên luôn thu hút các nhà đầu tư. (Ảnh: Lê Sơn)

Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng chuyên canh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung phát triển các cây ăn quả chủ lực (sầu riêng, bơ, chanh leo, chôm chôm, mít,...), cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè), cây dược liệu, rau, hoa, chăn nuôi gia súc bảo đảm môi trường và gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển thủy sản nước lạnh (cá hồi, cá tầm) có giá trị kinh tế cao và nuôi lồng bè ở vùng lòng hồ các công trình thủy lợi, thủy điện trên lưu vực Sông Sêsan, Sông Srêpốk, Sông Ba và hệ thống sông Đồng Nai.

Cùng với đó, phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng. Cải tạo trồng rừng thay thế đối với các diện tích rừng nghèo kiệt, kém chất lượng. Có chính sách phù hợp phát triển kinh tế rừng, kinh tế dưới tán rừng. Thí điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu và các loại lâm sản ngoài gỗ, tạo việc làm cho người dân, tăng nguồn thu nhằm tái đầu tư bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Đồng thời, ưu tiên phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, công nghiệp chế biến nhôm và các sản phẩm từ nhôm; phát triển ngành cơ khí phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Duy trì phát triển ổn định, bền vững thủy điện trên cơ sở đảm bảo môi trường và sinh kế của người dân; tăng cường thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ phát triển và lưu trữ năng lượng tái tạo.

Các tỉnh Tây Nguyên, cần phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, logistics của vùng dựa trên nền tảng số theo hướng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ với trọng tâm là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, gắn với phát triển nông nghiệp, hệ thống logistics thông minh và kinh tế cửa khẩu, nhất là các cửa khẩu quốc tế. Hình thành và phát triển các hình thức tổ chức thị trường hiện đại như sàn giao dịch hàng hóa cho các sản phẩm chủ lực của vùng; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Tập trung xây dựng một số thương hiệu sản phẩm quốc gia như cà phê, cao su, sầu riêng, bơ, hồ tiêu,...

Chú trọng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ số, công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, du lịch, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và khai thác trực tiếp lợi thế của các địa phương trong Vùng; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu vùng phục vụ cho hoạt động chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và liên kết vùng.

Bài 2: Động lực để cùng phát triển kinh tế, xã hội
Sản xuất cà phê sạch luôn là ưu tiên hàng đầu của các tỉnh Tây Nguyên. (Ảnh: Lê Sơn)

Tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên nước; tăng khả năng trữ và lưu giữ nước của các công trình hồ chứa, bảo đảm an ninh nguồn nước cho vùng và cho một số địa phương khu vực duyên hải Trung Bộ; cơ cấu lại cây trồng cho phù hợp, nhất là đối với vùng thiếu nước; triển khai các giải pháp, công nghệ tưới tiết kiệm.

Bài 2: Động lực để cùng phát triển kinh tế, xã hội
Tây Nguyên đang chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng chuyên canh và thích ứng với biến đổi khí hậu. (Ảnh: Lê Sơn)

Tiểu vùng Bắc Tây Nguyên (tỉnh Gia Lai và Kon Tum) duy trì công nghiệp thủy điện, phát triển năng lượng tái tạo, cây dược liệu; hình thành các khu du lịch sinh thái, các khu du lịch gắn với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Không gian phát triển kinh tế của tiểu vùng gắn với các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ theo hành lang giao thông quốc lộ 14, 19, 24 và hành lang biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia.

Tiểu vùng Trung Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) tập trung phát triển năng lượng tái tạo; công nghiệp chế biến nông, lâm sản, đặc biệt là sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê; phát triển các trung tâm dịch vụ thương mại, trung chuyển hàng hóa. Không gian phát triển kinh tế của tiểu vùng gắn với các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên theo hành lang quốc lộ 26, 29 và cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa.

Đối với, Tiểu vùng Nam Tây Nguyên (tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông) tập trung phát triển ngành dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao; nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, công nghiệp chế biến nhôm. Không gian phát triển kinh tế của tiểu vùng gắn với vùng Đông Nam Bộ theo hành lang Quốc lộ 20 và các tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, Chơn Thành - Gia Nghĩa.

Xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, thông minh

Liên quan đến đầu tư Dự án cao tốc, chiều ngày 25/5/2024, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn các đại biểu Quốc hội ủng hộ chủ trương Dự án này vì đây là con đường huyết mạch, chiến lược không chỉ riêng của 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước, mà còn rất quan trọng để phát triển cho cả vùng Tây Nguyên.

“Tôi nghiên cứu rất kỹ để tìm con đường đến Tây Nguyên như nào cho nhanh, hiệu quả và cuối cùng nhận thấy đi từ Chơn Thành đến Gia Nghĩa là con đường thuận lợi nhất” – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ.

Cũng tại kỳ họp này, phát biểu thảo luận, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Nông Ngô Thanh Danh cho rằng: Dự án cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành không chỉ có ý nghĩa phát triển kinh tế, xã hội mà còn đảm bảo quốc phòng, an ninh.

“Cả chính quyền và nhân dân tỉnh Đắk Nông mong mỏi dự án này sớm được đưa vào triển khai để giúp thông thương, vận chuyển hàng hoá. Từ đó góp phần phát kinh tế, xã hội, giúp Đắk Nông phát huy nhiều thế mạnh như nông nghiệp, du lịch,...” – Bí thư tỉnh Đắk Nông nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Các tỉnh Tây Nguyên còn phải quan tâm phát triển đô thị và bố trí dân cư phù hợp với các điều kiện đặc trưng về sinh thái, bản sắc văn hóa Tây Nguyên; có không gian xanh, cảnh quan đặc trưng, kết cấu hạ tầng hiện đại, thông minh và thân thiện với môi trường. Tổ chức mạng lưới đô thị dựa trên ba trung tâm đô thị động lực: TP. Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm vùng; TP. Đà Lạt là trung tâm tiểu vùng Nam Tây Nguyên; TP. Pleiku là trung tâm tiểu vùng Bắc Tây Nguyên. Thúc đẩy liên kết đô thị, chú trọng hình thành các đô thị vệ tinh hỗ trợ các chức năng phát triển với đô thị trung tâm. Từng bước hình thành một số đô thị biên giới với chức năng thương mại, dịch vụ gắn với lợi thế về cửa khẩu, kết nối giao thông quốc tế.

Bài 3: "Chìa khoá" thành công của Tây Nguyên

Lê Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: 6 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 60 triệu USD

Tuyên Quang: 6 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 60 triệu USD

Theo Chi cục Hải quan Tuyên Quang, trong 6 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 60 triệu USD; thu ngân sách xuất nhập khẩu đạt 9 tỷ đồng.
Sản xuất công nghiệp bền vững nhìn từ Khu công nghiệp DEEP C

Sản xuất công nghiệp bền vững nhìn từ Khu công nghiệp DEEP C

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên mỗi năm, Khu công nghiệp DEEP C Đình Vũ (Hải Phòng) đã tiết kiệm được 5.760.000 kWh; 89.700 m3 nước…
Góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Cần chỉnh sửa một số nội dung cho phù hợp

Góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Cần chỉnh sửa một số nội dung cho phù hợp

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang được Bộ TN&MT soạn thảo cơ bản khắc phục được tồn tại của Luật Khoáng sản năm 2010, song còn nhiều nội dung cần làm rõ.
AEON Việt Nam: Thúc đẩy tiêu dùng bền vững

AEON Việt Nam: Thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Với việc sử dụng 100% túi nilon phân hủy sinh học để bao gói hàng hóa, AEON Việt Nam là doanh nghiệp tiên phong trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Ngành dệt may Việt Nam tăng tốc "xanh hóa"

Ngành dệt may Việt Nam tăng tốc "xanh hóa"

Để đáp ứng tiêu chuẩn “xanh” tại thị trường quốc tế, đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững, ngành dệt may Việt Nam đang nỗ lực xanh hóa sản xuất.

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh taxi chuyển đổi sang xe điện

Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh taxi chuyển đổi sang xe điện

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, để xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh taxi chuyển đổi sang xe điện.
Thực hành ESG: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng

Thực hành ESG: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng

Bên cạnh cần những quy định cụ thể, thông suốt về ESG, việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thực hành ESG là yếu tố vô cùng quan trọng.
Việt Nam là quốc gia thu nhập trung bình đạt nhiều tiến bộ về đổi mới sáng tạo

Việt Nam là quốc gia thu nhập trung bình đạt nhiều tiến bộ về đổi mới sáng tạo

Việt Nam là một trong bảy quốc gia có thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua.
Doanh nghiệp bền vững CSI 2024 sẽ được đánh giá qua 153 chỉ số

Doanh nghiệp bền vững CSI 2024 sẽ được đánh giá qua 153 chỉ số

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo phát động Chương trình CSI 2024 diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 6/5/2024.
Việt Nam hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6

Việt Nam hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6

Chủ đề Ngày Môi trường Thế giới 5/ 6 năm 2024 là “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động.
Ngành than nỗ lực xử lý chất thải sau khai thác

Ngành than nỗ lực xử lý chất thải sau khai thác

Hiện nay, các doanh nghiệp ngành than luôn nỗ lực triển khai các giải pháp khai thác than gắn với việc bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững.
Sau mở rộng, cao tốc Cam Lộ - La Sơn tác động thế nào đến giao thông khu vực?

Sau mở rộng, cao tốc Cam Lộ - La Sơn tác động thế nào đến giao thông khu vực?

Dự án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 4.768 tỷ đồng.
Phát triển bền vững: Cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính xanh

Phát triển bền vững: Cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính xanh

Phát triển bền vững không chỉ mở ra cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nguồn tài chính xanh mà còn giúp nâng cao cơ hội cạnh tranh.
Những giải pháp căn cơ nhằm chấm dứt tình trạng chảy máu tài nguyên khoáng sản

Những giải pháp căn cơ nhằm chấm dứt tình trạng chảy máu tài nguyên khoáng sản

Để tránh "chảy máu" tài nguyên khoáng sản, thất thoát ngân sách, Bộ Công Thương đã có những giải pháp thiết thực nhằm chấm dứt tình trạng này.
Bài 3: "Chìa khoá" thành công của Tây Nguyên

Bài 3: "Chìa khoá" thành công của Tây Nguyên

Việc thúc đẩy liên kết vùng, liên vùng vô cùng cấp bách, cần thiết và cần có những giải pháp đồng bộ, bài bản, then chốt để đưa Tây Nguyên phát triển bứt phá.
Thực thi tiêu dùng xanh phải bắt đầu từ nhận thức

Thực thi tiêu dùng xanh phải bắt đầu từ nhận thức

Theo các chuyên gia, để thúc đẩy tiêu dùng xanh, trước tiên phải thay đổi nhận thức, hành vi của người tiêu dùng, tạo động lực cho sản xuất xanh.
Đề cao trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nghiệp muốn “phủ xanh” Việt Nam

Đề cao trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nghiệp muốn “phủ xanh” Việt Nam

Đề cao trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực xanh hoá hoạt động sản xuất, kinh doanh, giúp Việt Nam hoàn thành cam kết tại COP26.
Bộ Công Thương nỗ lực cụ thể hoá cam kết tại COP26

Bộ Công Thương nỗ lực cụ thể hoá cam kết tại COP26

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Công Thương đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình kế hoạch để hiện thực hoá cam kết tại COP26
Bài 1: Tiềm năng và cơ hội lớn nhưng thách thức còn nhiều

Bài 1: Tiềm năng và cơ hội lớn nhưng thách thức còn nhiều

Tây Nguyên đứng trước cơ hội to lớn, nhưng cũng đối diện không ít thách thức, cần phải tăng cường kết nối giữa các tỉnh trong vùng và với các vùng lân cận.
ESG – thang đo giá trị chân chính của một doanh nghiệp

ESG – thang đo giá trị chân chính của một doanh nghiệp

Thực hành ESG sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu, gặt hái thành công trong bối cảnh nhận thức về môi trường, xã hội ngày càng cao.
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Việc đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là cần thiết và cấp bách.
Bắc Giang: Triển khai sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính

Bắc Giang: Triển khai sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính

Từ 01/7/2024, người dân và doanh nghiệp sẽ sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử.
Áp dụng nông nghiệp tái sinh: Tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính

Áp dụng nông nghiệp tái sinh: Tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính

Việc tăng cường áp dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh giúp cải thiện năng suất và giảm phát thải khí nhà kính.
Nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học

Nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học

Đó là nội dung chính được Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh trong các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm nay.
Nhiệm vụ trọng tâm và đột phá trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Nhiệm vụ trọng tâm và đột phá trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Vùng Đồng bằng sông Hồng phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân khoảng 9,0 - 9,5%/năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động