Thứ năm 14/11/2024 17:16

Tỉnh Thái Nguyên, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,81%

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên 6 tháng đầu năm đạt 389,1 nghìn tỷ đồng, tăng 9,81% so với cùng kỳ năm 2021.

3 động lực tăng trưởng sản xuất công nghiệp

Theo Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2022 tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 6,50% của 6 tháng năm 2021 và 2,74% của 6 tháng năm 2020.

Trong đó, khu vực nông-lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,25%, đóng góp 0,37 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,51%, đóng góp 4,86 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng 5,89%, đóng góp 1,85 điểm phần trăm.

Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đạt được kết quả những khởi sắc,

Tình hình sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đạt được những kết quả khởi sắc, với tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp đạt 9,81% so với cùng kỳ năm trước.

"Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,9%, tiếp tục giữ vai trò là động lực tăng trưởng ngành công nghiệp nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung" - Báo cáo của Cục Thống kê Thái Nguyên nêu rõ.

Ước tính, giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 đạt 389,1 nghìn tỷ đồng, tăng 9,81% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh trong 6 tháng đầu năm như: Điên thoại thông minh 48,6 triệu cái, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước; camera truyền hình 41,7 triệu cái, tăng 25,7%; máy tính bảng 4,2 triệu cái, giảm 18%; tai nghe 30,6 triệu cái, tăng 23,4%; sản phẩm may 45,6 triệu cái, tăng 21,8%;xi măng 1,38 triệu tấn, tăng 3%...

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Bá Chính – Giám đốc Sở Công Thương Thái Nguyên– cho rằng: Tăng trưởng công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên 6 tháng đầu năm đạt kết quả tích cực nhờ vào 3 động lực chính: Thứ nhất, Thái Nguyên là một trong những địa phương có nền tảng công nghiệp phát triển, được đánh giá là “cái nôi” của ngành công nghiệp cả nước với khoảng hơn 8.000 công ty sản xuất, trong đó hơn 60% công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, đây chính là tiền đề quan trọng để ngành công nghiệp có sự tăng trường tốt.

Thứ 2, nhờ thực hiện chính sách thích ứng linh hoạt của Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, và sự nỗ lực của chính quyền địa phương, dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thời gian qua đã được kiểm soát hiệu quả, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thứ 3, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cũng đã thực hiện rất nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả, hàng tuần, hàng tháng, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện mô hình Cà phê doanh nhân, tại đây, lãnh đạo địa phương sẽ giải đáp những thắc mắc và trao đổi tháo gỡ khó khăn cho công đồng doanh nghiệp. Thông qua đó, nhiều khó khăn của khu vực doanh nghiệp đã được tháo gỡ và mang lại hiệu quả cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Thái Nguyên thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất

Nỗ lực cho mục tiêu tăng trưởng sản xuất công nghiệp cả năm 9%

Mặc dù tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Thái Nguyên 6 tháng đầu năm ước đạt 389,1 nghìn tỷ đồng, tăng 9,81% so với cùng kỳ, nhưng theo Cục Thống kê địa phương, mức tăng này mới bằng 42,3% kế hoạch cả năm mà tỉnh đề ra.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tỉnh Thái Nguyên ước tăng 10,1% so với 6 tháng đầu năm 2021. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,7% so với cùng kỳ; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 2,8%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 3,5% và ngành khai khoáng giảm 17%.

Như vậy, với dự ước giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 như trên, để đạt được mục tiêu kế hoạch công nghiệp cả năm thì nhiệm vụ giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng cuối năm 2022 phải đạt 531 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ và tăng 36,4% so với 6 tháng đầu năm 2022.

Nếu sản xuất công nghiệp 6 tháng cuối năm 2022 vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì địa phương sẽ hoàn thành được mục tiêu kế hoạch cả năm 2022 là tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 9%. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, giá nguyên, vật liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất có xu hướng tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Mặt khác, về tình hình lao động trong các doanh nghiệp, số lượng lao động sản xuất công nghiệp, nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang có xu hướng giảm dần so với cùng kỳ năm ngoái (tại thời điểm báo cáo số lao động đã giảm hơn 11 nghìn lao động so với thời điểm cùng kỳ).

Cùng với đó, theo kết quả khảo sát một số doanh nghiệp lớn cho thấy, 6 tháng cuối năm số lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có khả năng tiếp tục giảm, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất cũng như kết quả sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Theo đó, để hoàn thành mục tiêu đề ra về tăng trưởng sản xuất công nghiệp, ông Nguyễn Bá Chính chia sẻ, tới đây tỉnh Thái Nguyên sẽ tiến hành các cuộc họp với cộng đồng doanh nghiệp, làm rõ những khó khăn, vướng mắc mà các khu vực doanh nghiệp đang gặp phải để có phương án tháo gỡ kịp thời.

Cụ thể theo ông Nguyễn Bá Chính, bên cạnh những chính sách hỗ trợ khu vực doanh nghiệp chung liên quan đến cơ chế chính sách, đất đai thì… thì thông qua các buổi làm việc với từng khu vực doanh nghiệp cụ thể và cả những doanh nghiệp sản xuất lớn trên địa bàn, tỉnh Thái Nguyên sẽ đánh giá xem khu vực doanh nghiệp nào đang gặp phải những khó khăn ở lĩnh vực gì để có hướng tháo gỡ đúng và trúng, kịp thời với nhu cầu và mong muốn của doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, đóng góp vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp của địa phương.

Cục Thống kê Thái Nguyên: Để hoàn thành kế hoạch sản xuất công nghiệp đã đề ra, từ nay đến cuối năm, các ngành chức năng của tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục bám sát tình hình để đưa ra những giải pháp kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp; bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục chủ động bám sát diễn biến thị trường, duy trì và đẩy mạnh sản xuất.
Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Thái Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp

Cà Mau: Hoạt động kinh tế 10 tháng đầu năm ghi nhận nhiều điểm sáng

Tháng 10, sản xuất công nghiệp tăng ở 59 địa phương trên cả nước

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Bộ Công Thương: Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp