Thứ hai 23/12/2024 10:42

Tỉnh Quảng Ninh: Sắp khai thác đường bay thương mại tuyến Tuần Châu - Cô Tô

Dự kiến, trong tháng 7/2023, đường bay thương mại tuyến Tuần Châu (Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) ra Cô Tô sẽ chính thức đi vào khai thác để phục vụ khách du lịch.

Việc mở đường bay sẽ giúp giảm thời gian di chuyển từ TP. Hạ Long ra đảo Cô Tô xuống còn 20 phút (trước đó 90 phút). Trong toàn chuyến hành trình, du khách sẽ được ngắm Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, đảo Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu và toàn cảnh đảo Cô Tô từ trên cao.

Thủy phi cơ số hiệu VN-B468 hạ cánh xuống đảo Cô Tô. Ảnh Thu Báu

Được biết, máy bay được dùng để đưa vào khai thác tuyến bay do hãng Cessna Caravan thuộc tập đoàn hàng không Textrol, Hoa Kỳ sản xuất, được chứng nhận là máy bay một động cơ lớn nhất thế giới và cũng là máy bay một động cơ an toàn nhất khi hạ cánh trên mặt nước (theo FAA – Cục Hàng không Liên bang và ICAO – Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế), đạt tiêu chuẩn về ổn định, hiệu quả nhiên liệu và mức độ an toàn, thủy phi cơ Cessna được đánh giá là có khả năng bay và hạ cánh tại bất kì vùng nước hay khu vực đường băng mặt đất nào.

Cùng với việc phối hợp với các doanh nghiệp triển khai mở đường bay từ TP. Hạ Long ra đảo Cô Tô, chuẩn bị cho mùa hè du lịch cao điểm này, huyện Cô Tô cũng triển khai hàng loạt các sản phẩm mới hứa hẹn thu hút và đáp ứng nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng đa dạng của du khách như lặn biển ngắm san hô, các hoạt động vui chơi trên bãi biển; phát triển thêm các loại hình kinh tế đêm như bar bãi biển, cắm trại qua đêm, khu phố ẩm thực, phố đi bộ, các sự kiện văn hóa, văn nghệ…

Cô Tô hiện là điểm du lịch thu hút khách du lịch của tỉnh Quảng Ninh. Trong 5 tháng đầu năm 2023, huyện đảo đón gần 72.000 lượt khách, với số ngày lưu trú gần 157.000, thời gian lưu trú bình quân trên 2 ngày mỗi khách.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Vịnh Hạ Long

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản