Thứ hai 25/11/2024 07:14

Tìm giải pháp để EU loại bỏ yêu cầu chứng thư an toàn thực phẩm với mì ăn liền Việt Nam

Chiều 24/3 tại Hà Nội, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) đã tổ chức cuộc họp với doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang thị trường các nước châu Âu (EU)

Buổi làm việc có sự tham gia của Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ và đại diện 8 doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang EU cùng 02 đơn vị kiểm nghiệm.

Theo đó Vụ Khoa học và Công nghệ cùng cùng các đơn vị của Bộ Công Thương đã làm việc với các doanh nghiệp liên quan đến các giải pháp nhằm kiểm soát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm mì ăn liền sang EU trong 6 tháng đầu năm 2023 và thời gian tiếp theo.

Vụ Khoa học và công nghệ cùng các đơn vị của Bộ Công Thương họp với các doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền vào EU

Trước đó, từ tháng 2/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam vào diện áp dụng quy định Regulation (EU) 2019/1793 để kiểm soát dư lượng ethylene oxide.

Thời gian qua, với sự nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, phiên họp Kỹ thuật của Tổng vụ An toàn và sức khỏe (SANTE) của Ủy ban Châu Âu trong tuần từ 9-16 tháng 2 năm 2023 đã ghi nhận bước đầu thành công của Việt Nam trong kiểm soát an toàn thực phẩm với mì ăn liền.

Cụ thể, tính đến tháng 2/2023, Bộ Công Thương đã cấp 3.170 HC (Health certificate-Chứng thư) được cấp vào thị trường EU thông qua 21 cảng, trong đó quốc gia có số lượng HC nhiều nhất là Đức (1.715 HC).

Với nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương và doanh nghiệp, trong 6 tháng cuối năm 2022, EU không phát hiện vụ vi phạm nào của Việt Nam với mì ăn liền và được Tổng vụ SANTE ghi nhận trong phiên họp Kỹ thuật trong tuần từ ngày 09 đến ngày 16 tháng 02 năm 2023.

Bộ Công Thương thời gian qua đã có nhiều nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp trong cấp chứng thư

Điều này đã minh chứng những nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc cấp chứng thư cho các doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền. Đồng thời cũng cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã chấp hành rất tốt các quy định về an toàn thực phẩm của các thị trường xuất khẩu.

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết: “Do Việt Nam đã quản lý tốt xuất khẩu mỳ ăn liền vào EU sáu tháng cuối năm 2022 nên Ủy ban châu Âu đã đề nghi đưa Mỳ ăn liền từ Phụ lục II - yêu cầu có chứng thư và kiểm soát 20% tại cửa khẩu sang Phụ lục 1- kiểm soát tại cửa khẩu EU với tần suất 20%, không yêu cầu có chứng thư). Tuy nhiên, đề xuất này cần được đại diện các nước thành viên thông qua vào cuối tháng 4/2023”.

Trên thực tế, để đưa mì ăn liền của Việt Nam từ Phụ lục II sang Phụ lục I cần nỗ lực rất lớn của Bộ và các doanh nghiệp xuất khẩu mỳ trong việc kiểm soát chất lượng để từ đó nâng cao uy tín của hàng hóa Việt Nam vào EU và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường EU.

Để thực hiện được điều này, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị kiểm nghiệm tiếp tục thực hiện tốt các quy định kiểm nghiệm theo các tiêu chuẩn của EU. Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm soát chuỗi cung ứng sản xuất, đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm của EU và các thị trường xuất khẩu.

Các doanh nghiệp xuất khẩu Mì ăn liền lớn như: Công ty CP Acecook Việt Nam; Công ty CP Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (VIFON), Công ty CP Thực phẩm Á Châu… cũng đã cam kết kiểm soát tốt chuỗi cung ứng, đảm bảo không sử dụng EO (Ethylen Oxide) trong bất kể khâu nào của sản xuất và sản phẩm khi xuất khẩu sang EU theo Quy định số (EU) 2021/2246, ban hành ngày 15/12/2021, sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào thị trường EU.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Liên minh châu Âu

Tin cùng chuyên mục

Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc