Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP Đắk Nông

Sở Công Thương Đắk Nông được giao nhiệm vụ hỗ trợ các chủ thể sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, mở rộng thị trường.
Nghịch lý sản phẩm OCOP: Thừa tiêu chuẩn vẫn thiếu đầu ra? Điểm sáng xuất khẩu nông sản Đắk Nông Xúc tiến thương mại: Duy trì tăng trưởng thương mại tỉnh Đắk Nông

Sản phẩm OCOP còn khó tìm đầu ra

Đầu tháng 6 vừa qua, sản phẩm bột ca cao nguyên chất của Công ty TNHH MTV Cà phê Hương Quê Đắk Nông (Đắk Mil) đã chính thức có mặt tại hệ thống phân phối hiện đại. Sản phẩm đã được bày bán tại 21 siêu thị Co.opmart tại TP. Hồ Chí Minh và 42 tỉnh, thành phố trong cả nước. Theo phản ánh từ doanh nghiệp, sản phẩm đã nhận được sự tin tưởng lựa chọn của nhiều người tiêu dùng trên khắp cả nước.

Sản phẩm cà phê Hương Quê Đắk Nông là một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Đắk Nông. Sau hơn 4 năm triển khai, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có sức lan tỏa rất lớn, giúp nâng giá trị sản phẩm cho người sản xuất, đặc biệt ở khu vực nông thôn...

Đắk Nông hiện có 60 sản phẩm của 54 doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có 7 sản phẩm OCOP hạng 4; 53 sản phẩm hạng 3. Các sản phẩm được công nhận OCOP đều có tính đặc trưng, ​​tiêu biểu của các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

Quýt đường núi lửa là sản phẩm OCOP tiêu biểu
Quýt đường núi lửa là sản phẩm OCOP tiêu biểu của HTX nông lâm nghiệp hữu cơ Quảng Phú (Krông Nô)

Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều sản phẩm OCOP Đắk Nông hiện gặp nhiều khó khăn mặc dù các kênh phân phối trên địa bàn tỉnh đã ưu tiên các vị trí đẹp để bày bán các sản phẩm. Theo ông Trần Giang Nhật Thảo - Giám đốc Co.opmart Đắk Nông, siêu thị đang duy trì gian hàng các sản phẩm OCOP. Gian hàng hiện tập trung nhiều sản phẩm như: cà phê, ca cao, mắc ca, tiêu, rượu đông trùng hạ thảo… Tuy nhiên, sức tiêu thụ các sản phẩm OCOP còn thấp. Nguyên nhân là các doanh nghiệp còn chưa quan tâm đến các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu thụ sản phẩm để thu hút người tiêu dùng.

Chưa kể, giống như nhiều sản phẩm địa phương khác, các sản phẩm OCOP Đắk Nông cũng chưa có lợi thế về bao bì mẫu mã để hấp dẫn người tiêu dùng.

Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP Đắk Nông

Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh Đắk Nông phấn đấu có thêm từ 5 đến 10 sản phẩm trở lên được đánh giá cao, phân loại sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn hạng 3 trở lên.

Việc phát triển sản phẩm OCOP năm 2023 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông sẽ được thực hiện theo chuỗi giá trị, dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, đặc biệt là sản phẩm đặc sản, sản vật, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch của làng, xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững. Các ngành, địa phương phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng để phát triển sản phẩm OCOP, đáp ứng yêu cầu của thị trường, gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo tồn cảnh quan, văn hóa truyền thống, nhất là ở miền núi, những nơi còn nhiều khó khăn.

Để nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 66/KH-UBND về việc thực hiện Đề án phát triển sản phẩm OCOP năm 2023. Trong đó, UBND tỉnh giao trách nhiệm cho Sở Công Thương tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất là chủ thể của các sản phẩm OCOP ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị từ nguồn khuyến công.

Cụ thể là hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới dựa trên ứng dụng công nghệ sơ chế, chế biến quy mô nhỏ và vừa, trong đó sản phẩm chế biến ưu tiên, chế biến sâu từ sản phẩm đặc sản, nguyên liệu địa phương, sản phẩm làng nghề, sản phẩm gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống. Sở Công Thương cũng cần hỗ trợ các chủ thể sản phẩm OCOP tham gia các chương trình, hội nghị, hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ thông tin qua hoạt động xúc tiến thương mại.

Theo Sở Công Thương Đắk Nông, bên cạnh các giải pháp xúc tiến tiêu thụ sản phẩm từ các cơ quan chức năng, việc kết nối các sản phẩm địa phương vào các kênh bán lẻ hiện đại rất cần sự đồng bộ từ nhiều phía doanh nghiệp.

Trong đó, về phía các chủ thể OCOP phải tìm hiểu kỹ, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó, các chủ thể xây dựng kế hoạch sản xuất, đầu tư phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường. Các đơn vị bán lẻ cần tạo điều kiện hỗ trợ điều phối, kết nối, quảng bá sản phẩm sao cho hiệu quả nhất.

Thời gian tới, Sở Công Thương Đắk Nông xác định sẽ đẩy mạnh công tác kết nối cung - cầu cho các sản phẩm OCOP. Trong đó, điểm đến là các siêu thị, chợ đầu mối, điểm bán hàng "Tự hào hàng Việt Nam".

Đồng thời tăng cường tuyên truyền, quảng bá để người tiêu dùng biết đến các sản phẩm OCOP nhiều hơn. Trung tâm phối hợp với ngành sẽ tổ chức những lớp tập huấn để trang bị thêm kỹ năng cho các chủ thể OCOP khi tham gia bán hàng trên các nền tảng số. Đây sẽ là kênh giúp sản phẩm OCOP tiếp cận với khách hàng nhanh và hiệu quả nhất. Từ đó góp phần đẩy mạnh sức mua cho các sản phẩm OCOP.

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP phát triển nhanh về lượng và chất

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP phát triển nhanh về lượng và chất

Gameshow “Hành trình OCOP”: Thêm đôi cánh cho sản phẩm xã, phường

Gameshow “Hành trình OCOP”: Thêm đôi cánh cho sản phẩm xã, phường

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Xem thêm