Thứ năm 15/05/2025 18:00

Tiểu thương TP. Hồ Chí Minh cùng cam kết nói không với hàng lậu, hàng giả

Ngày 31/5, tại Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chống hàng giả và thực thi quyền sở hữu trí tuệ do Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức, các tiểu thương ở 5 chợ và 2 trung tâm thương mại tại thành phố đã ký kết thỏa thuận không tàng trữ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh. 
Tiểu thương ký kết thỏa thuận không kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh

Hội nghị cũng nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp (DN) tăng cường tham gia công tác chống hàng giả, phân biệt hàng giả và hàng thật xuất xứ từ Nhật Bản. Đây cũng là dịp để Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh giới thiệu pháp luật Việt Nam đến các DN Nhật Bản về công tác phòng chống hàng giả và sở hữu trí tuệ.

Cụ thể, tiểu thương ở 5 chợ lớn trên địa bàn thành phố như chợ Bến Thành, Kim Biên, Bình Tây, Tân Bình, Bà Chiểu và 2 trung tâm thương mại là Saigon Square và An Đông Plaza đã cam kết chấp hành quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh, kiên quyết không kinh doanh, tiếp tay cho kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng lậu, hàng kém chất lượng.

Cũng tại hội nghị, đại diện nhiều DN sản xuất đều cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra rất phổ biến và ngày càng phức tạp, tinh vi. Các sản phẩm của công ty, DN, sản xuất và tung ra thị trường chỉ trong một thời gian rất ngắn đã bị làm giả, lưu thông nhiều trên thị trường.

Đại diện Công ty Panasonic (Nhật Bản) cho hay, ấm siêu tốc, máy lọc nước, thiết bị điện là các sản phẩm thường bị giả, nhái nhiều và ngày càng gia tăng trên thị trường. Các sản phẩm giả, nhái thường có tên na ná, gần giống với sản phẩm chính hãng khiến người tiêu dùng, nhất là ở vùng nông thôn, vùng quê khó nhận biết như Panasoni, Panasonie...

Ông Jun Okubo, đến từ Công ty Yonex (Nhật Bản), chuyên sản xuất sản phẩm thể thao như quần áo, giày, vợt cầu lông… cho biết, tất cả các sản phẩm của Yonex hiện đều được làm giả, nhái từ Trung Quốc và chuyển về Việt Nam tiêu thụ. Các sản phẩm này không chỉ được bán ở chợ mà còn được bán tại các cửa hàng kinh doanh dụng cụ thể thao lớn, nhỏ.

Cùng với việc ký cam kết này, Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh sẽ phối hợp cùng Ban quản lý trung tâm thương mại và chợ tăng cường trách nhiệm hỗ trợ pháp lý, tuyên truyền pháp luật đến tiểu thương kinh doanh, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng nhái.

Thanh Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Dự kiến hơn 1.000 người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Sáp nhập Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cơ hội 'vàng' bứt phá kinh tế

Ông Thái Bảo giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi công dự án du lịch 1 tỷ USD

Lào Cai: Sạt lở đất trong đêm vùi lấp nhà dân tại Sa Pa

Chuyển đổi số tại Nghệ An: 'AI thực chiến, bí quyết thành công'

Quảng Bình: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Hà Nội bố trí đất ở để xóa nhà tạm, dột nát

Hà Nội tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm giao thông

Lào Cai: Đẩy mạnh phân cấp gắn với triển khai chính quyền 2 cấp

Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sóc Trăng: Cần hơn 61.500 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển

Cà Mau sẽ tổ chức bắn pháo hoa nhân ngày sinh Bác Hồ

Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị

Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh chinh phục thị trường Trung Đông

Lâm Đồng đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập

Những hình ảnh ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Mãn nhãn 'đại tiệc' pháo hoa trên bầu trời Hải Phòng