Thứ bảy 09/11/2024 02:29

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến

Dưới sự bảo trợ của Bộ Công Thương, chương trình Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0 ra mắt "Kênh đào tạo trực tuyến trên nền tảng YouTube Livestream", hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mùa đại dịch Covid-19.

Thông điệp từ Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Chuyển đổi số bằng các nền tảng công nghệ là tương lai của nền kinh tế 4.0. Xác định mục tiêu đi đầu trong cuộc cách mạng số và vai trò của mình, Bộ đã và đang phối hợp với các tập đoàn công nghệ lớn trong, ngoài nước để thực hiện việc chuyển đổi đầu tiên, là dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, lực lượng nòng cốt của nền kinh tế Việt Nam.

Với các chủ đề liên quan tới kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt cách thức bán các sản phẩm dịch vụ trực tuyến giúp giảm thiệt hại vượt qua khó khăn trong kinh doanh giữa và sau mùa dịch Covid-19

Với sáng kiến Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0 sẽ giúp đào tạo cho 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số thành công, cũng là mục tiêu của chương trình đặt ra”- Bộ trưởng kỳ vọng.

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế cũng như tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% quy mô và đóng góp 45% GDP cả nước.

Theo thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo đánh giá, bổ sung tình hình kinh tế - xã hội quý I/2020 và dự báo thời gian còn lại của năm 2020 cho thấy, trong quý I/2020, có gần 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, gồm 18.600 doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, 12.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể…

Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Trung tâm Phát triển thương mại điện tử chương trình Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0 ra mắt "Kênh đào tạo trực tuyến trên nền tảng YouTube Livestream" nhằm giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm vững các kiến thức, kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh online để duy trì hoạt động doanh nghiệp của mình, bằng cách xây dựng kế hoạch truyền thông kỹ thuật số, thu hút khách hàng trong và sau mùa dịch Covid-19.

Trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu, chương trình đã tổ chức gần 50 lớp học online thử nghiệm với quy mô nhỏ từ 50 - 150 học viên, phát sóng trực tiếp qua kênh YouTube và công cụ tổ chức hội thảo Hangouts Meet của Google các nội dung và trải nghiệm phong phú giúp doanh nghiệp và người học làm quen với mô hình đào tạo tương tác trực tuyến.

Đặc biệt, buổi hội thảo chuyên đề kết hợp đào tạo trực tuyến thử nghiệm “Thu hút khách hàng bằng video trực tuyến" được phát sóng trực tiếp trên nền tảng YouTube Livestream vào ngày 7/4. Buổi hội thảo thử nghiệm đã thu hút 5.000 người đăng ký tham dự chỉ sau 6 ngày mở đăng ký, hơn 8.500 lượt theo dõi, 2.400 người cùng tham gia học và tương tác trực tuyến với các diễn giả theo thời gian thực (real-time). Bên cạnh những chia sẻ từ phía chuyên gia đào tạo và khách mời, buổi hội thảo còn ghi nhận hàng nghìn trao đổi trực tiếp từ phía học viên, thông qua cửa sổ chat của nền tảng YouTube Livestream.

Từ những kết quả ban đầu đáng khích lệ của chuỗi bài học thử nghiệm và hội thảo trực tuyến trong giai đoạn từ ngày 31/3 - 7/4, Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và chương trình Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0 sẽ tiếp tục xây dựng chuỗi hội thảo đào tạo trực tuyến chuyên sâu về kiến thức và kỹ năng số với kỳ vọng có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao kiến thức kỹ năng chuyên môn trong việc xây dựng và phát triển kinh doanh online, thương mại điện tử trong thời đại số.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - cho biết, kênh đào tạo trực tuyến trên nền tảng YouTube của Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0 là hình thức đào tạo mới rất ý nghĩa đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gây ra, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế.

Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động kết nối giao thương trên môi trường trực tuyến nhằm ứng phó với dịch Covid-19 là một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu hiện nay của Bộ Công Thương. “Với hình thức đào tạo này, doanh nghiệp và người học có thể cập nhật kiến thức, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn cũng như có thể tìm được hướng đi mới cho hoạt động kinh doanh của mình. Một bước chuyển mình rất ý nghĩa của Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0” - ông Đặng Hoàng Hải thông tin.

Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Thấy gì đằng sau mức giá 'rẻ bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu?

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Trước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm gì để giữ 'sân nhà'?

Luật sư Nguyễn Hoài Sơn:Xử lý sàn thương mại điện tử Temu sai phạm thế nào?

Nhiều quốc gia 'mạnh tay' với sàn thương mại điện tử Temu

Ngày 6/11, sẽ diễn ra Diễn đàn ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số năm 2024

Thành phố Hà Nội: Đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp

Bộ Công Thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam

SPX hỗ trợ nhà bán hàng bứt phá trong mùa sale cuối năm

Sàn Temu bán hàng giá rẻ, đại biểu Quốc hội khuyến cáo

Cộng đồng mạng đánh giá về Temu: Giá không rẻ, hoài nghi chất lượng