Thứ ba 31/12/2024 02:34

Tiền Giang: Đẩy mạnh kênh lưu thông hàng hoá

Trong thời gian qua, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn được xem là giải pháp "khai thông" hàng Việt về nông thôn và đã tạo cầu nối để doanh nghiệp (DN) tiếp cận với người tiêu dùng vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn của các xã vùng sâu, vùng xa, để thực hiện cuộc vận động này không hề dễ dàng.

 - Giúp bà con tiếp cận hàng Việt Nam chất lượng cao

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tỉnh Tiền Giang, trong 5 năm qua, trên địa bàn tỉnh diễn ra 10 Hội chợ phát triển kinh tế thương mại - nông nghiệp, Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao và 134 đợt đưa hàng Việt về nông thôn, khu, cụm công nghiệp. Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn ngày càng thu hút nhiều DN tham gia bởi hầu hết các DN đều nhận thấy hiệu quả lâu dài của chương trình này, với mức sống và mức chi tiêu của người dân nông thôn đang từng ngày được nâng lên. Cụ thể, trong nhiều phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn không chỉ có sự tham gia của các DN trong, ngoài tỉnh, với nhiều ngành hàng như: Bột Vĩnh Thuận, bánh kẹo Bidrico, kem đánh răng Dạ Lan, nhựa Duy Tân… Ngoài ra, các DN còn tự tổ chức bán hàng lưu động ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu tiếp cận, mua sắm hàng hóa, đặc biệt là hàng Việt của người dân nông thôn. 

Một số DN nhỏ cho rằng, nếu quảng cáo trên các kênh thông tin đại chúng đòi hỏi kinh rất lớn mà các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ không thể kham nổi. Do đó, tham gia các phiên chợ bán hàng ở nông thôn là cơ hội tốt nhất để các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ quảng bá sản phẩm, tìm hiểu thị trường và đối tác để mở đại lý. Bên cạnh đó, các DN có cơ hội quảng bá sản phẩm, tiếp xúc với tiểu thương, người tiêu dùng, hiểu rõ hơn về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng nông thôn. Quan trọng hơn hết, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được bà con nhân dân hưởng ứng tích cực. Điều này được thể hiện rõ qua việc đông đảo bà con tham gia mua hàng và các hoạt động khác của các chương trình bán hàng Việt ở các vùng nông thôn.

Vẫn còn nhiều khó khăn, trăn trở

Ở các địa phương vùng sâu, vùng xa hiện nay, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân không nhỏ. Các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn đã tạo điều kiện cho người dân nông thôn tiếp cận, mua sắm hàng Việt dễ dàng hơn. Từ đó, tạo cho họ niềm tin đối với hàng Việt và không ít gia đình ở nông thôn chủ yếu sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước. Do đó, các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn cần được tổ chức quy mô, thường xuyên và cải tiến hơn.

Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) đã từng nhận định, mặc dù thị trường nông thôn có nhiều tiềm năng với 70% dân số sinh sống, nhưng hiện nay thị trường này chưa thực sự thu hút các DN sản xuất - kinh doanh trong nước đưa hàng về. Bởi thị trường này vẫn có doanh số thấp do thị trường phân tán, sức mua thấp, xây dựng mạng lưới phân phối tốn kém, chi phí vận chuyển cao... Hiện chỉ có khoảng 10 - 15 công ty sản xuất hàng tiêu dùng có hàng hóa khá phổ biến tại thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhưng chủ yếu là các nhãn hàng của các tập đoàn đa quốc gia như: Unilever, Dutch Lady, P&G, Pepsi, Nestlé... hoặc của các nhãn hiệu lớn trong nước như: Tân Hiệp Phát, Vinamilk, Vina Acecook, Mỹ Hảo, Kinh Đô... Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn diễn ra trên địa bàn tỉnh vẫn còn với quy mô nhỏ lẻ, sự liên kết yếu. Do đó, các DN cần tính đến phương án dài hơi là lên kế hoạch quảng bá sản phẩm phù hợp hay xây dựng hệ thống phân phối, đại lý ở thị trường vùng sâu. Để thực hiện kế hoạch này không đơn giản vì chi phí xây dựng hệ thống phân phối rất tốn kém và đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao.

Theo nhận định của các DN, đưa hàng Việt về nông thôn là một chương trình hay. Tuy nhiên, sức người và nguồn vốn đều có hạn, để trụ lại và đồng hành cùng người dân ở nông thôn, cần có một chương trình xúc tiến lớn, chiến lược và sự hỗ trợ lâu dài hơn từ phía Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước và các ban, ngành có liên quan cần tiếp sức cho các DN trong nước để họ tiếp tục đưa hàng nhiều hơn về nông thôn. Nếu chúng ta không triển khai mạnh mẽ theo chiều sâu, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn chỉ có thể dừng lại ở mức phong trào.

Hữu Nghị

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Tiền Giang

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu