Chủ nhật 22/12/2024 00:10

‘Tick xanh’ cho hàng Việt và câu chuyện niềm tin người tiêu dùng

Chương trình "Kiểm soát chất lượng hàng hóa trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh", gọi tắt là "Tick xanh trách nhiệm" triển khai từ tháng 3/2024 đang rất được quan tâm.

Gắn tick xanh - gắn trách nhiệm cho doanh nghiệp Việt

Chương trình kiểm soát chất lượng hàng hóa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với bộ nhận diện "Tick xanh trách nhiệm" do Ban Chỉ đạo Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam TP. Hồ Chí Minh khởi xướng vào tháng 3/2024 đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của nhiều hệ thống phân phối, bán lẻ lớn trên địa bàn vớu mục tiêu từng bước hình thành hành lang kiểm soát chất lượng hàng hoá.

Ngay từ khi được phát động, chương trình đã tạo một đợt hưởng ứng rất lớn. Sau những chương trình lớn như Thương hiệu Quốc gia, bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hàng Việt Nam được người tiêu dùng bình chọn… "Tick xanh trách nhiệm" tiếp tục là một chương trình giúp định vị những sản phẩm hàng Việt chất lượng phục vụ người tiêu dùng. Sự hưởng ứng này cũng cho thấy, người tiêu dùng Việt ngày càng quan tâm đến chất lượng, độ tin cậy của sản phẩm, thay vì chú trọng nhiều vào giá cả như trước kia.

Tick xanh được gắn cho sản phẩm, hàng hoá tại siêu thị TP Hồ Chí Minh (Ảnh: HTV)

"Tick xanh trách nhiệm" được phát động nhằm định hướng hoạt động sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn, bền vững thông qua tín hiệu thị trường với sự tham gia tự nguyện, tự giác, chủ động... được triển khai đầu tiên ở TP. Hồ Chí Minh - nơi tiêu thụ lượng lớn hàng hoá, cũng là đầu mối tập trung nhiều đơn vị kinh doanh, phân phối, xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Sau đó kỳ vọng lan ra nhiều tỉnh thành khác.

Chính vì vậy ngay khi phát động, 8 hệ thống bán lẻ lớn hàng đầu Việt Nam gồm Saigon Co.op, Satra, Central Retail, Aeon, MMMega Market, WinCommerce, Bách hoá Xanh và Kingfood mart đã lập tức tham gia. Nhiều nhà sản xuất, kinh doanh cũng rất quan tâm và tìm hiểu tham gia Chương trình ý nghĩa này.

Tuy nhiên, sau 6 tháng triển khai chương trình, điều đáng tiếc là số lượng doanh nghiệp tham gia còn hạn chế. Ông Vũ Dương Quân, Trưởng Ban Quản lý hệ thống bán lẻ Satra cho biết, đến nay, có 65 nhà cung cấp hàng hóa cho Satra hưởng ứng chương trình. Để khuyến khích các đơn vị tham gia “Tick xanh trách nhiệm” Satra đã hỗ trợ các nhà cung cấp trưng bày sản phẩm ở khu vực riêng miễn phí, tổ chức dùng thử sản phẩm để quảng bá, giới thiệu đến người tiêu dùng. Với con số này, đại diện Satra cũng thừa nhận: “Chương trình chưa được nhiều đơn vị sản xuất, nhà cung cấp cũng như người tiêu dùng biết đến, do đó hiệu quả lan tỏa chưa mạnh".

Đại diện MM Mega Market cũng chia sẻ, do mới triển khai trong thời gian ngắn nên số lượng nhà cung cấp biết và đăng ký tham gia chương trình còn rất ít so với số nhà cung ứng cho hệ thống phân phối. Các hệ thống phân phối bán lẻ cũng chưa được hướng dẫn cụ thể về quy trình dán nhãn và quản lý việc sử dụng “Tích xanh trách nhiệm”.

Ở chiều ngược lại, một số nhà cung cấp cho biết sản phẩm đạt tick xanh ở siêu thị này vẫn phải tiến hành thủ tục chào hàng lại từ đầu khi chào bán sản phẩm vào hệ thống phân phối khác.Các hệ thống bán lẻ vẫn chưa có sự kết nối chặt chẽ, chưa có tiêu chuẩn chung để đánh giá, tiếp nhận hàng hóa đầu vào nên chưa mang lại quyền lợi thật sự cho nhà cung cấp.

Chuẩn hoá cho hàng Việt gắn tick xanh

Trước sự phản ánh của người tiêu dùng, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong thời gian tới, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh sẽ phối hợp cùng các bên liên quan để xây dựng hệ thống dữ liệu, tiêu chuẩn đánh giá và bộ tiêu chí dùng chung của tất cả các đơn vị tham gia chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa.

Sau khi có bộ tiêu chí này, những nhà cung cấp tiên phong thực hiện cam kết sẽ được xem xét đánh dấu "tick xanh" và được hỗ trợ ưu tiên từ các hệ thống phân phối lớn. Bên cạnh đó, sẽ có website để kiểm tra những sản phẩm, đơn vị nào có “tick xanh” hay không. Ngoài ra, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ thống nhất về chế tài đối với những vi phạm để đủ sức răn đe.

Cụ thể, những sản phẩm tham gia vào 8 hệ thống có tick xanh hay không có tick xanh nếu vi phạm thì cũng bị loại khỏi hệ thống. Chính sách của TP. Hồ Chí Minh là ưu tiên sản phẩm chất lượng, nói không với sản phẩm kém chất lượng. Nếu doanh nghiệp không có tick xanh thì tự loại bỏ cơ hội của mình.

Như vậy, “hàng rào” lớn nhất cản bước tick xanh chính là tiêu chuẩn, tiêu chí sản phẩm đã được dần gỡ bỏ. Tháo được nút thắt này, dự kiến, những sản phẩm mang tick xanh sẽ hiện diện nhiều hơn ở các kênh phân phối trong thời gian tới.

Trong bối cảnh an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hoá vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn như hiện nay, việc gắn tick xanh được cho là sẽ là giải pháp giúp người tiêu dùng được sở hữu những sản phẩm thực sự chất lượng, an toàn, tạo lòng tin cho người tiêu dùng và giúp doanh nghiệp chân chính tiêu thụ được nhiều sản phẩm, hàng hoá. Sự đồng lòng của các bên sẽ góp phần kiến tạo nên một hành lang kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và cải thiện uy tín hàng Việt ở thị trường TP Hồ Chí Minh, sau đó là thị trường Việt Nam và dần vươn rộng ra thị trường quốc tế.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Triển khai tích cực Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'