Thương mại trực tuyến qua livestream bùng nổ khi người tiêu dùng Việt tìm kiếm trải nghiệm mua sắm
Decision Lab vừa công bố báo cáo Connected Consumer mới nhất cho quý 3/2024 để làm rõ những xu hướng quan trọng trong bối cảnh số phát triển mạnh tại Việt Nam.
Báo cáo cho biết, thương mại trực tuyến qua /chu-de/livestream.topic bùng nổ khi người tiêu dùng Việt tìm kiếm trải nghiệm mua sắm vừa có tính giải trí và sự tương tác với nhãn hàng.
Livestreaming tiếp tục cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, với các nền tảng thương mại trực tiếp qua livestream ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong quý 3/2024. Facebook hiện vẫn dẫn đầu về mức độ thâm nhập với 62% thị phần, nhưng TikTok đang thu hẹp khoảng cách nhanh chóng khi nâng mức thâm nhập lên 53%, tăng đáng kể so với quý trước.
Nguồn: Decision Lab |
Đặc biệt, TikTok hiện trở thành nền tảng được ưa chuộng nhất để livestream, với 33% người dùng ưu tiên, tăng 6 điểm so với trước, trong khi Facebook giảm 6 điểm xuống còn 32%. Sự tích hợp mượt mà của các tính năng cốt lõi trên TikTok và Facebook như video ngắn và tương tác trực tiếp đã đưa nền tảng này trở thành nền tảng giải trí đa năng, cực kỳ phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.
Đây là cơ hội đáng giá để các thương hiệu tận dụng livestream, mang lại trải nghiệm mua sắm nhiều tương tác và cuốn hút, giúp tăng kết nối với người tiêu dùng và thúc đẩy doanh số.
Livestreaming tiếp tục cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến tại Việt Nam. Ảnh: Website Bộ Công Thương |
Báo cáo cũng nêu, trình duyệt Cốc Cốc tiếp tục chiếm ưu thế bên cạnh các ông lớn toàn cầu như Google Chrome và Safari, giữ vững vị trí quan trọng trong thị trường trình duyệt web tại Việt Nam. Cốc Cốc đứng thứ hai về sử dụng trên PC với tỷ lệ thâm nhập 59%, chỉ xếp sau Google Chrome ở mức 83%, vượt xa các trình duyệt khác. Trên thiết bị di động, Cốc Cốc cũng giữ thị phần đáng kể với 21%, theo sau Chrome (75%) và Safari (30%).
Bên cạnh đó, Cốc Cốc còn nổi bật về độ hài lòng của người dùng. Theo khảo sát từ Decision Lab, trình duyệt này đạt điểm NPS (Net Promoter Score) là 53 trên PC, giữ vị trí thứ hai sau Chrome. Điều đáng chú ý, dù ít người dùng trên di động hơn so với Chrome và Safari, nhưng Cốc Cốc lại có điểm NPS cao nhất là 66 trên di động. Mức độ hài lòng và sự sẵn sàng giới thiệu Cốc Cốc cho người khác này cho thấy sự kết nối vững chắc của Cốc Cốc với người dùng, củng cố uy tín của họ trong một thị trường đầy cạnh tranh.
Ông Thue Quist Thomasen, CEO của Decision Lab cho biết: “Khả năng đổi mới và mang lại các tính năng hướng đến người dùng đã giúp Cốc Cốc nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các đối thủ toàn cầu. Xu hướng này đánh dấu tiềm năng của Cốc Cốc trong việc chiếm được nhiều sự ủng hộ từ giới trẻ yêu công nghệ tại Việt Nam".
Trong lĩnh vực tài chính số, các ứng dụng ngân hàng đã có sự bứt phá mạnh trong quý 3/2024, với mức tăng 10 điểm về tỷ lệ sử dụng, trong khi MoMo vẫn giữ vị trí dẫn đầu với 69% tỷ lệ thâm nhập.
Đáng chú ý, các ứng dụng ngân hàng đã có sự phát triển vượt bậc ở mọi nhóm tuổi, đặc biệt đối với Gen Z bởi sự ưu tiên của họ dành cho các dịch vụ tài chính an toàn và tích hợp cao. Sự tăng trưởng 5 điểm trong việc ưu tiên sử dụng ứng dụng ngân hàng ở Gen Z phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của tính bảo mật và tiện lợi trong tài chính số. Đây là cơ hội để các thương hiệu hợp tác với các nền tảng này, mang lại những giải pháp tài chính an toàn và liền mạch, phù hợp với nhu cầu của người dùng trẻ tuổi