Chủ nhật 20/04/2025 18:23

Thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đạt trung bình 10 tỷ USD/tháng

Trong 5 tháng năm 2023, dù chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu, thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn đạt con số bình quân hơn 10 tỷ USD/tháng.

Cụ thể, hết tháng 5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đạt 61,51 tỷ USD (bình quân hơn 12,3 tỷ USD/tháng), chiếm 23,58% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Trong đó, xuất khẩu đạt 20,32 tỷ USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; nhập khẩu đạt 41,19 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 32,8% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng trưởng rất cao

Đáng chú ý, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc ngày càng khởi sắc, đặc biệt sau khi Trung Quốc mở cửa nhập khẩu chính ngạch cho mặt hàng sầu riêng. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu sầu riêng tăng đột biến trong tháng 5, qua đó đưa tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm lên hơn nửa tỷ USD. Trong đó, riêng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đạt kim ngạch 477 triệu USD, chiếm 95% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Tính chung 5 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc thu về 1,286 tỷ USD, tăng 80,2% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm 572,3 triệu USD. Thị trường Trung Quốc chiếm đến 63,47% kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước trong 5 tháng đầu năm.

Mặt hàng nông sản khác là gạo cũng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng tại thị trường Trung Quốc. 5 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt 632.469 tấn, tổng kim ngạch đạt hơn 364 triệu USD, tăng gần 63% về lượng và tăng gần 79,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Với tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao hơn lượng nên có thể trị giá xuất khẩu bình quân của mặt hàng gạo sang thị trường Trung Quốc cũng tăng đáng kể.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hàng kể trên, xuất khẩu hàng hóa nói chung sang Trung Quốc chưa có sự hồi phục như kỳ vọng sau khi Trung Quốc mở cửa biên giới từ ngày 8/1/2023 do những khó khăn chung về tình hình thị trường. Trong thời gian tới, để hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc khôi phục và phát triển bền vững, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản, thực phẩm cần chú ý nghiên cứu và khẩn trương hoàn tất thủ tục đăng ký trước khi xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang thị trường Trung Quốc.

Phối hợp với đối tác Trung Quốc đa dạng hóa tuyến xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, tránh tập trung vào một vài cửa khẩu biên giới nhất định hoặc tận dụng tuyến vận tải biển, vận tải đường sắt liên vận Việt Nam – Trung Quốc, hạn chế tối thiểu nguy cơ gây ùn tắc tại các cửa khẩu trong mùa cao điểm.

Nghiên cứu kỹ thông tin, tín hiệu và các quy định, tiêu chuẩn của thị trường, tuân thủ đầy đủ các điều kiện về đăng ký doanh nghiệp, các tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc...

Tăng cường tham dự các chương trình hội chợ, triển lãm quốc tế do các địa phương, cơ quan trung ương hai nước phối hợp tổ chức nhằm tăng cường kết nối trực tiếp sau thời gian hạn chế kéo dài của dịch bệnh.

Sắp tới, Bộ Công Thương cũng sẽ tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại quy mô tại thị trường Trung Quốc, trong đó, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi sẽ có một số hoạt động hướng tới cả thị trường truyền thống (cụ thể là Quảng Tây) và thị trường mới nằm sâu trong nội địa Trung Quốc (Sơn Đông, Hà Bắc). Đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD