Chủ nhật 24/11/2024 16:27

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thu hẹp khoảng cách đưa hàng Việt ra thị trường thế giới

Thương mại điện tử xuyên biên giới giúp các nhà sản xuất tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu, đưa hàng Việt vươn xa hơn nữa ra thị trường thế giới.

Amazon Global Selling và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương vừa công bố sáng kiến “Liên kết ngành nghề - Tăng trưởng cùng thương mại điện tử xuyên biên giới”.

Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã có cuộc trao đổi với Báo Công Thương về sáng kiến này.

Xin ông cho biết, sáng kiến “Liên kết ngành nghề - Tăng trưởng cùng thương mại điện tử xuyên biên giới” mà Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương và Amazon Global Selling công bố hỗ trợ như thế nào đối với nhà bán hàng, cũng như những người kinh doanh qua Amazon?

Thương mại điện tử ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao trong thời gian vừa qua, trong đó thương mại điện tử bán lẻ trực tuyến tăng trưởng với mức tăng khoảng từ 16 - 30% trong 4 - 5 năm vừa qua và đây cũng là một trong những tốc độ tăng trưởng hàng đầu của thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hiện nay đứng thứ 3 sau Indonesia và Thái Lan về giá trị bán lẻ trực tuyến thông qua các nền tảng giải pháp.

Đối với thương mại điện tử xuyên biên giới, hiện nay đang là xu hướng tất yếu. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam tham gia vào sân chơi này, đã có những đơn hàng và mang lại doanh số cho doanh nghiệp; từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.

Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Thương mại điện tử ở Việt Nam nói chung và thương mại điện tử xuyên biên giới nói riêng, đặc biệt là thương mại điện tử thông qua nền tảng Amazon là một sân chơi bổ ích, phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tôi nghĩ đây là việc làm khá thiết thực đối với cộng đồng doanh nghiệp cũng như nhà bán lẻ Việt Nam. Chúng ta cần phải đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử thông qua nền tảng Amazon để qua đó có thêm nhiều bạn hàng nhập khẩu các sản phẩm từ Việt Nam.

Như chúng ta biết, Việt Nam hiện nay có rất nhiều đặc sản theo vùng miền, nhưng bán hàng lại thường thông qua công ty ủy thác mua gom rồi sau đó xuất khẩu qua biên giới. Do vậy, người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm đó được hưởng lợi không nhiều. Thương mại điện tử xuyên biên giới có thể giúp những các nhà sản xuất trực tiếp, nhà sản xuất nhỏ lẻ có thể tham gia trực tiếp xuất khẩu, như vậy có thể tăng thêm lợi nhuận cho các doanh nghiệp để tái đầu tư và từ đó sản xuất ra được các sản phẩm tốt hơn, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp một cách bài bản, chuẩn mực hơn trong thời gian tới.

Và có như vậy sản phẩm của Việt Nam mới có thể được thế giới chấp nhận và nhập khẩu nhiều hơn trong thời gian tới. Tôi cũng mong muốn doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thông qua nền tảng Amazon.

Xin ông cho biết những chuyển biến, thay đổi của thương mại điện tử xuyên biên giới trong thời gian qua?

Theo dự báo của Công ty Nghiên cứu thị trường Zion Market Research, từ năm 2020 - 2027, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử xuyên biên giới toàn cầu sẽ đạt hơn 28%/năm. Tại Việt Nam, trong 5 năm qua, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Trong đó, xuất khẩu trực tuyến giúp mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ.

Nhiều giải pháp để doanh nghiệp xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới

Trước đại dịch Covid-19, xuất khẩu Việt Nam dường như chỉ giao dịch với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chuyên nghiệp có quy mô lớn và hình thức xuất khẩu truyền thống. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng toàn cầu lại mở ra cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và khởi nghiệp. Nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ với bộ máy tổ chức và vận hành không quá phức tạp sẽ dễ dàng thay đổi, năng động và tích cực trong thích nghi với thời đại mới.

Là đơn vị được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chỉ đạo triển khai trực tiếp Chương trình hợp tác ký kết giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số với Amazon Global Selling, chúng tôi cùng các sàn thương mại điện tử, các đơn vị vận hành luôn được lãnh đạo Bộ Công Thương, lãnh đạo Cục chỉ đạo xây dựng một môi trường thương mại điện tử cạnh tranh lành mạnh, hướng đến phát triển thương mại điện tử bền vững.

Việc ứng dụng thương mại điện tử nhận được sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ và tạo nhiều điều kiện để phát triển. Những năm gần đây, Chính phủ đã không ngừng phối hợp với các cơ quan chức năng để đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 phê duyệt tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Ngoài ra, các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp lớn như Amazon với những hoạt động hữu ích, nhằm hỗ trợ không ngừng cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc thay đổi tư duy, đào tạo nhân lực, khắc phục hạn chế tồn đọng và tiếp cận với sàn giao dịch thương mại điện tử toàn cầu đã giúp thương mại điện tử ngày càng phát triển.

Xin ông cho biết ý nghĩa và sự khác nhau của 2 giai đoạn triển khai chương trình hợp tác giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số với Amazon Global Selling? Với các nỗ lực của nhiều bên, ông có muốn nhắn nhủ gì đến các doanh nghiệp Việt cho chặng đường trước mắt để sản phẩm, thương hiệu Việt vươn xa thành công hơn nữa trên toàn cầu?

Trung tâm Phát triển thương mại điện tử - đại diện cho Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số là đơn vị trực tiếp triển khai Chương trình hợp tác giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số với Amazon Global Selling với Sáng kiến “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình vươn tới thị trường toàn cầu thông qua việc nắm bắt những kiến thức về thương mại điện tử xuyên biên giới, thúc đẩy quá trình bán hàng với Amazon và nâng cao năng lực của doanh nghiệp về mở rộng kinh doanh toàn cầu.

Lễ công bố sáng kiến “Liên kết ngành nghề - Tăng trưởng cùng thương mại điện tử xuyên biên giới”

Trong 2 năm vừa qua, với sự chỉ đạo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, sự hợp tác và nỗ lực triển khai của Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Amazon Global Selling Việt Nam, chúng tôi đã tổ chức thành công 13 khoá đào tạo trực tiếp, 2 khoá đào tạo trực tuyến cho hơn 2.000 doanh nghiệp, nhà bán hàng trên cả nước. Thông qua những hoạt động đào tạo, kết nối, hàng trăm doanh nghiệp đã và đang chuyển mình, ứng dụng những kiến thức, kỹ năng có được để từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu xuyên biên giới thông qua thương mại điện tử.

Báo cáo Hoạt động 2023: Trao quyền cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam của Amazon cho thấy, với hơn 17 triệu sản phẩm bán ra, các đối tác bán hàng Việt Nam ghi nhận 70% tăng trưởng về số lượng sản phẩm xuất khẩu qua Amazon. Top 5 danh mục sản phẩm từ các đối tác bán hàng Việt Nam bán chạy nhất trên Amazon gồm: Nhà cửa, nhà bếp; sức khoẻ và chăm sóc cá nhân; may mặc; làm đẹp.

Để tăng cường hiệu quả đào tạo về kiến thức, kỹ năng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử, Trungtâm Phát triển thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Amazon Global Selling và các hiệp hội ngành hàng đưa ra Chương trình: “Tăng cường liên kết ngành nghề - Thúc đẩy đưa sản phẩm tinh túy Việt Nam chinh phục thị trường toàn cầu”.

Chương trình này là hoạt động tăng cường cho giai đoạn 2 của Sáng kiến “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” thực hiện từ nay đến năm 2026. Ở giai đoạn 2 này, chúng tôi đặt mục tiêu lựa chọn 2.000 doanh nghiệp tiêu biểu từ các hiệp hội ngành hàng để cung cấp những hỗ trợ chuyên sâu, giúp doanh nghiệp thành công tham gia xuất khẩu trực tuyến.

Xin cảm ơn ông!

Linh - Nguyệt (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam