Thương hiệu quốc gia là chìa khóa giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp

Việt Nam được coi là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về giá trị thương hiệu quốc gia đi cùng những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được, khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự chủ động và tầm vóc của Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Tham gia vào Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị sản phẩm cũng như giá trị doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải - Phó Chủ tịch hội đồng Thương hiệu quốc gia đã nhấn mạnh tại lễ khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2021 và Diễn đàn thương hiệu Việt Nam 2021, diễn ra ngày 19/4 tại TP. Hồ Chí Minh.

Khẳng định tầm vóc Việt Nam trong hội nhập

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, những năm gần đây, thứ hạng giá trị thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam liên tục được cải thiện trên Bảng xếp hạng thế giới và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh. Đây là kết quả từ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, mở rộng các quan hệ song phương và đa phương, hỗ trợ xuất nhập khẩu cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiện.

Thương hiệu quốc gia là chìa khóa giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại sự kiện

Theo báo cáo của Brand Finance, năm 2020 Việt Nam là một trong các quốc gia có mức tăng trưởng giá trị THQG nhanh nhất thế giới (tăng 29 % so với năm 2019, lên 319 tỷ USD). Nhờ đó giá trị THQG của Việt Nam đã tăng 9 bậc, lên vị trí thứ 33 trong top 100 THQG giá trị nhất thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng (theo Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu 2021).

Việt Nam được coi là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về giá trị THQG đi cùng những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được, khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự chủ động và tầm vóc của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

Thương hiệu quốc gia là chìa khóa giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp
Các đại biểu nhấn nút khai mạc Diễn đàn và Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2021

“Tham gia vào Chương trình THQG Việt Nam, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị sản phẩm cũng như giá trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã từng bước xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của mình. Số lượng doanh nghiệp được công nhận có sản phẩm đạt THQG tăng đều qua các giai đoạn. Từ chỗ chỉ có 30 doanh nghiệp năm 2008, đến năm 2020 Chương trình THQG Việt Nam đã có 124 doanh nghiệp với 283 sản phẩm được công nhận, trong đó đã có nhiều thương hiệu đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới”- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Liên quan đến Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2021 với chủ đề “Thương hiệu quốc gia Việt Nam - Vị thế mới, giá trị mới ”, Thứ trưởng cho biết: Đây là sự kiện được Bộ Công Thương tổ chức trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA đi vào hiệu lực - là tiền đề thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam ngày càng sâu rộng. Bộ Công Thương rất mong các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chủ động nắm bắt cơ hội và tích cực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, cải tiến chất lượng sản phẩm, quan tâm tới các vấn đề sở hữu trí tuệ, tận dụng đòn bẩy THQG để gây dựng thương hiệu.

Thương hiệu quốc gia là chìa khóa giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp
Sản phẩm THQG trưng bày bên lề sự kiện

Đòn bẩy để doanh nghiệp bứt phá

Là doanh nghiệp lần đầu đạt THQG, ông Nguyễn Đình Tùng - Chủ tịch HĐQT Vina T&T chia sẻ, THQG là cột mốc quan trọng vì mỗi doanh nghiệp muốn phát triển, khẳng định vị thế của doanh nghiệp cần phải đạt thương hiệu này. Đồng thời khi đạt danh hiệu THQG, doanh nghiệp còn được Bộ Công Thương, Chính phủ hỗ trợ trong quảng bá hình ảnh nhiều hơn.

“Việc tham gia THQG sẽ giúp chúng tôi làm thị trường tốt hơn, quảng bá thương hiệu tốt hơn ra thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay thì THQG là cơ sở để chúng tôi rút ngắn việc đàm phán với các đối tác trên thế giới”- ông Tùng cho biết.

Còn theo đại diện của Công ty CP nhôm Việt Dũng, việc đạt THQG giúp không chỉ giúp doanh nghiệp khẳng định được vị thế trên thị trường nội địa mà còn giúp doanh nghiệp tận dụng “sức mạnh mềm” của vị thế THQG khi xuất khẩu. Lý do, trước đây doanh nghiệp có xuất khẩu sang một số nước EU, Úc nhưng do dịch bệnh nên hạn chế, vì thế bằng danh hiệu này công ty sẽ kết nối lại để tăng cường xuất khẩu trong 2021.

Thương hiệu quốc gia là chìa khóa giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch MVV Group chia sẻ tại chương trình Thương hiệu Quốc gia

Mặc dù khẳng định THQG là đòn bẩy để doanh nghiệp xây dựng chương trình truyền thông dựa vào uy tín của THQG, song ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch MVV Group chỉ ra rằng: Các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào việc đạt được danh hiệu THQG mà hãy nhìn vào những giá trị doanh nghiệp có thể tận dụng được từ đây. THQG sẽ cung cấp cho doanh nghiệp bộ công cụ bao gồm các phương thức thực hiện, chỉ số đo lường để doanh nghiệp Việt Nam biết cách vận hành và thay đổi, giúp doanh nghiệp soi chiếu xem mình đang ở đâu, cần phải làm gì, đánh giá hiệu quả các hoạt động đang triển khai và sức mạnh nội tại của doanh nghiệp.

Từ đó theo ông Sơn, doanh nghiệp có thể quảng bá vị thế THQG qua 6 cột trụ gồm: Vị thế dẫn dắt, tầm nhìn doanh nghiệp, hình ảnh doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), truyền thông nội bộ, quan hệ báo chí.

“MVV đang có những hợp tác chiến lược với Cục Xúc tiến thương mại để huấn luyện, đào tạo cho các doanh nghiệp về cách thức xây dựng, quảng bá cho THQG. Đặc biệt MVV cũng kết hợp với Brand Finance nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp tham gia chương trình THQG trong thời gian tới”- ông Sơn chia sẻ.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ - TTg ngày 25/11/2003. Đây là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ Việt Nam giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ ngành triển khai. Mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thương hiệu sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thùy Dương - Thanh Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Giá cà phê xuất khẩu kéo dài đà giảm mạnh trong tuần này và đạt mức thấp nhất trong 1 tháng. Giá cà phê trong nước rơi tự do trong nhiều phiên liên tiếp.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Dù hiện nay các thị trường đều co lại do người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu song thủy sản là hàng thực phẩm thiết yếu nên vẫn còn có cơ hội tăng trưởng.
Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.
Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) bị yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Doanh nghiệp dệt may đang tăng tốc sản xuất nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng và tận dụng cơ hội từ thị trường đang “ấm dần”.
Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam có nhiều nông sản tươi như thanh long, chôm chôm và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay sản phẩm thủy sản rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn
4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt gần 670.000 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỷ USD, tăng 56,4%.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc số hóa…
Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Đế chế ngành thực phẩm chức năng hàng đầu Bắc Âu – Pharmatech đã chính thức có mặt tại Việt Nam, được phân phối bởi Công ty CP Dược phẩm Norway Pharmatech As.
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Năm 2023, Singapore nhập khẩu cà phê từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 142,4 triệu SGD, giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tổ chức vào ngày 9/5 tới.
Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã rà soát, kiểm tra 1.749 tổ chức, cá nhân theo chuyên đề thương mại điện tử, xử lý 921 tổ chức, cá nhân; tăng thu 104 tỷ đồng.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6/2024, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Dự kiến, từ ngày 8 - 11/5 sẽ diễn ra Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh.
4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Lô hàng thú y xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo (Halal) là thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng mang thương hiệu Sakan với tổng giá trị xuất khẩu trên 200.000 USD
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động