Thứ sáu 09/05/2025 23:32

Thương hiệu đồng loạt di dời, mặt bằng kinh doanh ngày càng ế ẩm

Nhiều thương hiệu, nhãn hàng có xu hướng thận trọng mở mới khiến loạt mặt bằng kinh doanh tại các quận trung tâm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh rơi vào tình trạng ế ẩm.

Tìm hiểu của phóng viên, sau dịp Tết Nguyên đán 2023, giá thuê mặt bằng kinh doanh trên các tuyến phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã liên tục tăng cao khiến nhiều thương hiệu, hộ kinh doanh nhỏ lẻ phải cân đối tài chính và di dời địa điểm kinh doanh.

Nhiều thương hiệu đồng loạt di dời, mặt bằng kinh doanh ngày càng ế ẩm. Ảnh: Thu Giang

Tuy nhiên, dù sở hữu mặt bằng kinh doanh khu vực phố cổ Hà Nội, anh Nguyễn Văn Hoàng (sinh năm 1983, phố Hàng Bông) nhiều tháng nay đã phải chật vật tìm người thuê cửa hàng với mức giá ưu đãi.

Anh Hoàng kể, dù đã treo biển giảm giá, sẵn sàng hỗ trợ dịch vụ kinh doanh trong 3 tháng đầu năm, nhưng đến nay mặt bằng của anh vẫn chưa tìm được người thuê.

Nhiều trung tâm thương mại lớn tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng đang rơi vào cảnh ế ẩm khách thuê. Ảnh: Thu Giang

Không chỉ mặt bằng kinh doanh trên phố, tuy nằm ở vị trí đắc địa, nhiều trung tâm thương mại lớn tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng đang rơi vào cảnh ế ẩm khách thuê.

Như Lao Động phản ánh trước đó, suốt 1 năm nay, trung tâm thương mại Atemis Shopping Centre (đường Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân) đã liên tục phải treo biển cho thuê mặt bằng, văn phòng khi nhiều nhãn hàng tại đây đồng loạt rời bỏ sau dịch COVID-19.

Theo bà Hoàng Nguyệt Minh - Giám đốc Cấp cao Bộ phận cho thuê thương mại Savills Hà Nội, sau giai đoạn dịch COVID-19, các nhãn hàng đều gặp vấn đề khó khăn về nguồn vốn. Chính vì vậy, hiện nay họ có xu hướng không mở cửa hàng một cách đại trà mà trở nên khắt khe hơn khi tìm kiếm mặt bằng, tập trung vào các mặt bằng có vị trí đắc địa.

Sau giai đoạn dịch COVID-19, các nhãn hàng đều gặp vấn đề khó khăn về nguồn vốn. Ảnh: Thu Giang

Chuyên gia Savills cho rằng, thị trường đang gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt về khả năng hấp thụ khi một số phân khúc như nhà mặt phố hay khối đế chung cư vẫn ghi nhận một tỉ lệ trống dù nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ vẫn đang tăng cao trong tất cả các nhóm khách thuê.

Bà Hoàng Nguyệt Minh cũng chỉ ra những nguyên nhân khiến nhiều mặt bằng nhà phố, trung tâm thương mại bỏ trống như việc kiểm soát chặt các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy (PCCC) cũng khiến khách thuê có xu hướng thận trọng hơn.

Để tăng sức hấp dẫn, thu hút khách thuê, các trung tâm thương mại cần phải có chiến lược nâng cấp, quảng cáo, marketing, tiến hành cải tạo các mặt bằng bất động sản lỗi thời để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

laodong.vn
Bài viết cùng chủ đề: Bán lẻ hàng hoá

Tin cùng chuyên mục

Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu- Bài 1: Tràn lan ‘cài cắm' điều khoản trái luật

Izumi City: Kênh tích sản an toàn trong bối cảnh kinh tế 2025

Giá biệt thự, liền kề Hà Nội tăng: Nhà đầu tư cẩn trọng

Thị trường căn hộ chung cư 2025 chuyển mình mạnh mẽ

Bất động sản Đan Phượng: Điểm sáng vùng ven Hà Nội

Du lịch sôi động, bất động sản nghỉ dưỡng đón cơ hội

Thanh Hóa đón sóng đầu tư, bất động sản tăng tốc

Van Phuc City - Công trình tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Giải mã công thức “3T bất bại” của quỹ căn Boutique Gate

Gia Lâm: Từ 'cửa ngõ' thành 'tâm điểm' đầu tư mới

Căn hộ giá 2 tỷ ở Hà Nội: "Tưởng không dễ mà dễ không tưởng"

Giao dịch đất thổ cư Hà Nội giảm, thị trường giằng co kéo dài

Đi tìm không gian sống cho những gia đình đa thế hệ

Ruby Tree Golf Villas – thiên đường nghỉ dưỡng tại Đồ Sơn

Chung cư Hà Nội đang trên đà giảm giá?

Bất động sản ven Hà Nội bứt phá nhờ đại đô thị

Dự án bất động sản QMS TOP TOWER mở bán đợt cuối

Chủ tịch Sunshine Group Đỗ Anh Tuấn: 'Chúng tôi không chạy theo phong trào'

Thời điểm tính giá đất BT Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Văn Phú - Invest lần thứ 3 liên tiếp lọt Top 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín