Thứ tư 25/12/2024 23:52

Thúc đẩy tăng trưởng thương mại nông sản thực phẩm Việt Nam và Mỹ

Bên cạnh nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chiếm ưu thế tại thị trường Mỹ thì hiện tại nhiều sản phẩm nông nghiệp của Mỹ đang muốn được bán tại thị trường Việt Nam nhằm tạo cán cân thương mại cân bằng giữa hai nước. Đây cũng là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Ted McKinney tại buổi gặp báo giới ngày 15/10, tại TP. Hồ Chí Minh.

Thương mại Mỹ - Việt tăng trưởng và gắn kết chặt chẽ

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Ted McKinney cho biết, đến nay Việt Nam là đối tác thương mại rất tuyệt vời của Mỹ. Các doanh nghiệp (DN) Mỹ cũng rất quan tâm và thích làm ăn kinh doanh với các đối tác Việt Nam. Với sự quan tâm đặc biệt dành cho nhau này là cơ hội tuyệt vời để DN hai nước thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo sự gắn kết và tăng trưởng thương mại.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Ted McKinney: Mỹ muốn đẩy mạnh thương mại nông sản vào thị trường Việt Nam

Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 15- 18/10, phái đoàn DN nông nghiệp Mỹ gồm lãnh đạo Bộ Nông nghiệp cùng 35 DN hoạt động trong lĩnh vực này sẽ thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại quy mô lớn tại Việt Nam. Hoạt động này nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ vào Việt Nam nhiều hơn nhằm góp phần cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.

Trong năm 2018, Mỹ xuất khẩu khoảng 4,2 tỷ USD các sản phẩm nông nghiệp vào Việt Nam, ở chiều ngược lại Việt Nam cũng xuất khẩu ở mức tương đương các sản phẩm cà phê, hồ tiêu, điều, trái cây nhiệt đới… vào thị trường Mỹ. Bên cạnh đó Việt Nam còn xuất khẩu một số lượng rất lớn các sản phẩm dệt may, da giày, điện tử... vào thị trường Mỹ với thặng dư thương mại hiện nay lên tới 40 tỷ USD.

Với mức thặng dư thương mại này giữa hai nước, Thứ trưởng Ted McKinney cho rằng có sự mất cân đối và Chính phủ Mỹ đang muốn có sự cân bằng cán cân thương mại giữa hai bên. Để thực hiện điều này, các DN hai bên cần phải nắm bắt, hiểu được nhu cầu của nhau để có thể đáp ứng một cách tốt nhất. Việc tìm hiểu, giao thương, cân bằng các mối quan hệ thương mại cũng giống như việc tìm hiểu của các “cặp đôi” để tiến tới trở thành “bạn đời” của nhau - Thứ trưởng Ted McKinney bày tỏ.

Chú trọng thúc đẩy thương mại nông sản

Phái đoàn nông nghiệp Mỹ có mặt ở Việt Nam lần này với rất nhiều buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương cũng như rất nhiều DN đã là các nhà nhập khẩu cũng như các đối tác tiềm năng của các DN Mỹ.

Hiện Mỹ đang muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam các sản phẩm thịt heo, rau củ quả, ngũ cốc… Hiện đã có 21 nhà máy cung cấp hải sản và 10 công ty cung cấp thịt gia cầm tiếp cận được thị trường Việt Nam và đang có rất nhiều công ty Mỹ nằm trong danh sách chờ đợi để có thể đưa hàng vào bán tại Việt Nam.

Thứ trưởng Ted McKinney cho biết thêm, phía DN Mỹ đến Việt Nam lần này cũng sẽ thực hiện đàm phán xuất khẩu ethanol, một nhiên liệu sử dụng trong xăng. Các nhà xuất khẩu Mỹ kỳ vọng đáp ứng nguồn nhiên liệu này cho quá trình chuyển đổi của Việt Nam từ xăng E5 hiện nay sang xăng E10 hoặc E15 trong tương lai. Với nguồn nhiên liệu cho giá thành thấp, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, các DN Mỹ có kinh nghiệm có thể tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật liên quan cho đối tác Việt Nam.

Đối với Việt Nam, Chính phủ và các DN Mỹ luôn muốn tăng cường các hoạt động hợp tác giao thương trên cơ sở hai bên cùng thắng (win - win). DN Mỹ có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu của các DN Việt Nam về nhiều sản phẩm để hai bên có thể cùng đáp ứng được yêu cầu của nhau. Để làm được điều này, hai bên cần cùng nhau đưa ra các giải pháp để vừa đảm bảo được chất lượng hàng hóa vừa thúc đẩy được giao thương. Về phía Việt Nam nên tăng cường giảm thiểu thủ tục hành chính để tạo điều kiện dễ dàng cho các DN Mỹ đưa hàng vào Việt Nam. Đây cũng là biện pháp hiệu quả để tạo sự cân bằng các cân thương mại mà Chính phủ Mỹ đang rất quan tâm thực hiện - Thứ trưởng Ted McKinney nhấn mạnh.

Ngọc Thảo

Tin cùng chuyên mục

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu