Thứ hai 23/12/2024 13:55

Thừa Thiên Huế: Xử phạt hàng loạt doanh nghiệp khai thác khoáng sản sai phép

Nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản tại Thừa Thiên Huế bị xử phạt về thống kê sản lượng không đúng quy trình, mỏ hết hạn nhưng không làm thủ tục đóng cửa.

Ngày 18/10, Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị vừa công bố công khai các Kết luận thanh tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản đối với 4 doanh nghiệp đang hoạt động khai thác mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản sai phép bị cơ quan chức năng Thừa Thiên Huế xử phạt hàng trăm triệu đồng

Cụ thể, công bố kết luận thanh tra đối với Công ty Cổ phần Khai thác đá và Xây dựng Hương Bằng; Công ty TNHH Toàn Tâm; Công ty TNHH MTV Thanh Bình An và Công ty TNHH MTV Quế Lâm Miền Trung. Thông qua kết quả thanh tra, Sở Tài nguyên và Môi trường giao Thanh tra Sở xử phạt (3 doanh nghiệp) và tham mưu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định xử phạt hành chính (3 chủ mỏ) về các hành vi thống kê sản lượng khoáng sản khai thác thực tế không đúng quy trình và mẫu biểu theo quy định; chủ mỏ có giấy phép khai thác khoáng sản hết hiệu lực nhiều tháng nhưng không nộp hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ.

Theo đó, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần Khai thác đá và xây dựng Hương Bằng (mỏ đá Hương Bằng, phường Hương Vân, TX. Hương Trà, Thừa Thiên Huế) 50 triệu đồng vì thống kê sản lượng khoáng sản khai thác thực tế không đúng quy trình và mẫu biểu theo quy định đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Xử phạt Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thanh Bình An (mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường Sơn Thủy, xã Sơn Thủy, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) 110 triệu đồng vì thống kê sản lượng khoáng sản khai thác thực tế không đúng quy trình và mẫu biểu theo quy định đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và khai thác không đúng các thông số của hệ thống khai thác.

Đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quế Lâm miền Trung (mỏ than bùn tại khu vực trầm Bậc Nẫy, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế), Thanh Tra Sở Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị ban hành quyết định xử phạt.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã tham mưu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định xử phạt đối với 3 chủ mỏ có giấy phép khai thác khoáng sản hết hiệu lực nhiều tháng nhưng không nộp hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ theo quy định. Cụ thể, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xử phạt Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Ngọc; Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và dịch vụ Hải An và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Duy Thái mỗi đơn vị 120 triệu đồng.

Đại diện Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế cho biết, các kết luận thanh tra đã nêu rõ các tồn tại, vi phạm của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản. Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc Kết luận thanh tra, khắc phục các tồn tại, vi phạm và báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện.

“Việc thanh kiểm tra xử lý các vi phạm của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản thực hiện theo kế hoạch được Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt. Xử lý nghiêm doanh nghiệp vi phạm sẽ góp phần chấn chỉnh hoạt động của chủ mỏ trong việc chấp hành quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản; tạo sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này”, đại diện Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế cho biết thêm.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản