Thứ bảy 28/12/2024 08:01

Thừa Thiên Huế: Xử lý nhiều hành vi vi phạm về thủ tục hải quan, phạt tiền hơn 550 triệu đồng

Triển khai kế hoạch trọng tâm, trọng điểm năm 2024, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế đã phát hiện và xử lý vi phạm 34 vụ, với tổng số tiền phạt hơn 550 triệu đồng.

Cục Hải quan Thừa Thiên Huế cho biết, thông qua việc triển khai các kế hoạch trọng tâm, như kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; nhiệm vụ kiểm soát hải quan; phòng, chống tội phạm… Cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Cục Hải quan Thừa Thiên Huế tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp về công tác hải quan 6 tháng đầu năm 2024 (Ảnh: Cục Hải quan TTH)

Theo đó, 6 tháng đầu năm 2024, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 34 vụ, với tổng số tiền phạt hơn 584 triệu đồng. Các hành vi vi phạm được phát hiện trong quá trình giải quyết thủ tục hải quan; kiểm tra báo cáo quyết toán hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu.

Các nhóm hành vi vi phạm chủ yếu là khai sai so với thực tế số lượng (tang vật có giá trị trên 10 triệu đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp đưa nguyên, vật liệu, vật tư máy móc, thiết bị đến cơ sở khác gia công lại hoặc đến cơ sở, nơi lưu trữ hàng hóa khác với địa điểm ban đầu đã thông báo với cơ quan hải quan để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu mà không thông báo.

Doanh nghiệp khai sai đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan mà người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan. Ngoài ra, hành vi sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan không đúng mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích đối với cơ quan thuế cũng được xác định là hành vi vi phạm.

Trong đó, Cục Hải quan lưu ý nhóm hành vi sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan không đúng mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan hải quan. Bởi, nhóm hành vi này có liên quan đến 2 tội được quy định tại Bộ luật Hình sự là tội buôn lậu và tội trốn thuế.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, lãnh đạo Cục Hải quan Thừa Thiên Huế cho biết: Để chủ động đấu tranh, ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, chất ma túy qua biên giới trên các địa bàn quản lý, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; cụ thể hóa nhiệm vụ của từng chi cục hải quan trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn được phân công quản lý để triển khai hiệu quả.

"Lực lượng Hải quan Thừa Thiên Huế đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong, ngoài ngành, kịp thời phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia tố giác tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới…”. - lãnh đạo Cục Hải quan Thừa Thiên Huế nhấn mạnh.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024