Thứ ba 26/11/2024 07:44

Thừa Thiên Huế: Quyết liệt trong giải ngân vốn đầu tư công

Từ đầu năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung, triển khai quyết liệt công tác giải ngân vốn đầu tư công; tập trung các dự án trọng điểm, tạo động lực...

Đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là một trong những giải pháp trọng tâm để bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Do vậy, ngay từ đầu năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, khắc phục các tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án quan trọng, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội.

Thi công dự án cầu đường bộ qua cửa biển Thuận An - xã Hải Dương (TP. Huế)

Theo kế hoạch, năm 2023, tổng vốn đầu tư ngân sách nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế được Thủ tướng Chính phủ giao khoảng 5.923 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách địa phương khoảng 3.218 tỷ đồng, vốn ngân sách trung ương 2.704 tỷ đồng. Đến nay, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Nghị quyết và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023.

Cụ thể, đối với ngân sách trung ương, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia là 367,041 tỷ đồng đã thực hiện thủ tục giao kế hoạch vốn cho các dự án; vốn nước ngoài ODA 683,95 tỷ đồng đã giao toàn bộ kế hoạch vốn cho các dự án chuyển tiếp.

Đối với vốn ngân sách trung ương, vốn trong nước 1.654 tỷ đồng đã bố trí cho 18 dự án, bao gồm 3 dự án chuyển tiếp dự kiến hoàn thành trong năm 2023, có 7 dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2023 và 8 dự án khởi công mới trong năm 2023. Kế hoạch vốn ngân sách địa phương năm 2023 là 3.218,266 tỷ đồng.

Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao kế hoạch vốn năm 2023 là 2.803,266 tỷ đồng cho các dự án, phần còn lại là 250 tỷ đồng chưa giao thuộc nguồn bội chi ngân sách địa phương, dự kiến sẽ giao cho dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế sau khi dự án được ký hợp đồng vay lại với Bộ Tài chính.

Ngoài ra, trong tháng 1/2023, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao bổ sung 705,703 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách tỉnh năm 2021 và năm 2022. Do đó, tổng nguồn lực đầu tư công năm 2023 của tỉnh là 6.628,96 tỷ đồng. Tính đến thời điểm cuối tháng 2/2023, Thừa Thiên Huế đã giải ngân được 596,386 tỷ đồng, đạt 9,0% kế hoạch.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị. Nhằm thúc đẩy giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các văn bản chỉ đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giải ngân đầu tư công để đảm bảo giải ngân hết 100% kế hoạch vốn năm 2023.

“Các dự án đã được bố trí kế hoạch vốn năm 2023 (cả chuyển tiếp và khởi công mới) đến ngày 30/6/2023 chưa giải ngân cho công tác xây lắp theo quy định trên, UBND tỉnh sẽ xem xét dừng giải ngân và điều chuyển cho các dự án khác có khả năng thanh toán và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc chuyển vốn cho các dự án khác…”, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương yêu cầu.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu