Chủ nhật 29/12/2024 05:13

Thừa Thiên Huế: Nhức nhối tình trạng lấn chiếm Quốc lộ 49B

Hiện nay, rất nhiều điểm tuyến Quốc lộ 49B tại Thừa Thiên Huế bị lấn chiếm để kinh doanh, tập kết vật liệu… gây khuất tầm nhìn, nguy cơ mất an toàn giao thông.

Quốc lộ 49B tại Thừa Thiên Huế có chiều dài hơn 100km, điểm đầu tại Km 0+000 (Quốc lộ 1Akm788+650) huyện Phong Điền đi qua các huyện Quảng Điền, TX. Hương Trà, Phú Vang và điểm cuối tại Km 104+800 (giáp Quốc lộ 1A Km 869+450) xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc. Đây là tuyến đường huyết mạch, chạy song song với Quốc lộ 1A, là tuyến giao thông quan trọng để phát triển kinh tế của các xã ven biển Thừa Thiên Huế.

Nhiều gian hàng được bày bán ở chợ tạm tràn lan ra đường, nguy hiểm cho người mua và tham gia giao thông

Tuy nhiên, hiện nay trên tuyến đường này hình thành nhiều chợ tự phát, chợ tạm, người dân lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ để kinh doanh buôn bán, tập kết vật liệu, thậm chí cơi nới trong xây dựng đã gây khuất tầm nhìn, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông bất cứ lúc nào.

Tại xã Vinh An (huyện Phú Vang), tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, gây bức xúc cho người dân khi tham gia giao thông qua đây. Cụ thể, đoạn Quốc lộ 49B đi qua địa bàn xã chưa tới 1km (đoạn giáp giới xã Vinh Thanh) nhưng đã có 1 chợ tạm, hàng chục hộ kinh doanh hàng hoá, tập kết gỗ lấn chiếm hàng lang an toàn giao thông đường bộ nghiêm trọng. Có những điểm tập kết gỗ cao hơn 2m, dài 4-6m được đặt sát đường với những miếng kê tạm bợ rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông; điểm kinh doanh hàng gốm sứ bày bán ra tận mặt đường hay những điểm tập kết vật liệu xây dựng để đúc bờ lô. Đặc biệt, có hộ dân xây dựng đường vào nhà không chỉ lần chiếm hành lang đường bộ mà còn chồng lên phần đường của Quốc lộ 49B… gây nhức nhối trong nhân dân, mất an toàn giao thông.

Xây đường vào nhà chồng lên hành lang an toàn giao thông đường bộ

Bà Tống Thị Mỹ Hoà – Phó Chủ tịch UBND xã Vinh An cho biết, chợ tạm được phóng viên đề cập là chợ tự phát, hình thành từ rất lâu hơn 20 năm rồi, đất đông chợ là của một cá nhân cho thuê để kinh doanh. Sau này, do số lượng gian hàng tăng lên nên phía bên trong không đáp ứng nên chợ tràn ra đường. Để giải quyết tình trạng lấn chiếm, xã đã tăng cường kiểm tra, xử lý với việc ra quân 2 lần/tuần có lực lượng công an, quân sự, chính quyền địa phương, phát loa tuyên truyền tuần 3 lần. Tuy nhiên do ý thức bàn con hạn chế nên cứ tái diễn tình trạng lấn chiếm. Những hộ kinh doanh lấn chiếm phổ biến là người từ địa bàn khác đến, khi thấy lực lượng trật tự thì thu gọn khi không có thì bày bán tràn lan nên rất khó khăn trong khâu xử lý. “Hiệu quả chưa có và khó làm triệt để vì hiện người dân tha thiết có nơi để buôn bán (?) và chủ yếu là nhắc nhở, đối với những ai lấn vạch trắng (vạch kẻ đường – phóng viên) mới xử phạt”, bà Tống Thị Mỹ Hoà cho biết thêm.

Bãi tập kết gỗ cao hơn đầu người tại khu vực đường cong

Cách chợ tạm khoảng 100m, nhiều bãi tập kết gỗ diễn ra trong thời gian dài, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, bà Tống Thị Mỹ Hoà cho biết các trường hợp này vừa mới nhắc nhở, xử lý nay lại tập kết.

Trường hợp, hộ dân xây đường vào nhà chồng lên quốc lộ hơn 2 tháng nhưng chính quyền địa phương không phát hiện, xử lý. Bà Tống Thị Mỹ Hoà cho rằng các lực lượng trật tự chỉ kiểm tra xung quanh khu vực chợ tạm, còn trường hợp nhà xây dựng chồng lên hành lang giao thông thì không để ý (?) và ghi nhận phản ánh của phóng viên là chính đáng.

Đây là tuyến đường chính, huyết mạch nên lưu lượng xe cộ lưu thông rất lớn, tuy nhiên việc lấn chiếm hàng lang an toàn đường bộ rất nguy hiểm, mất an toàn giao thông. Anh Nguyễn T. là lái xe thường xuyên đi qua khu vực này cho biết, khi lái xe qua đây cần phải chú ý cao độ, đặc biệt là buổi sáng, khu vực chợ người rất đông, hàng hoá tràn ra đường, không chỉ nguy hiểm cho người mua bán mà tai nạn giao thông xảy ra bất cứ lúc nào; còn những bãi tập kết gỗ rất cao, ở chổ đường cong nên khuất tầm nhìn, lạ đường thì nguy hiểm lắm.

Theo Công an xã Vinh An, từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng đã tiến hành xử lý, phạt hành chính 6 trường hợp để xe, bán hàng mất an toàn giao thông; có 37 hộ kinh doanh viết cam kết không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trong buôn bán, kinh doanh.

Bày bán hàng hoá gốm sứ, vật liệu xây dựng ra cả ngoài đường

Để giải quyết tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, vỉa hè Quốc lộ 49B để kinh doanh buôn bán, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh An Tống Thị Mỹ Hoà cho biết, địa phương đã có kế hoạch, như tăng cường tuần tra, xử lý thường xuyên; tích cực đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh và cho các hộ kinh doanh viết cam kết lần nữa, nếu còn vi phạm sẽ xử lý như phạt hành chính, cưỡng chế và không “ngại va chạm” hay mạnh tay. Đối với hộ dân xây dựng đường vào chồng lấn, xã sẽ mời làm việc trong thời gian tới, bắt buộc khắc phục và trả lại hiện trạng ban đầu.

Trước đó, cuối tháng 2/2023, Công an huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quân lập lại trật tự đô thị, an toàn giao thông trên địa bàn toàn huyện. Trong đó, huy động lực lượng công an xã, thị trấn và các lực lượng khác để tổ chức ra quân giải tỏa các vi phạm hành lang giao thông ở các xã, thị trấn; trong đó tập trung trọng điểm ở tuyến Quốc lộ 49B (các xã Vinh An, Vinh Xuân, Phú Thuận, Phú Hải), tuyến Tỉnh lộ 10B (thị trấn Phú Đa), tuyến Tỉnh lộ 18 (xã Phú Gia, xã Vinh Thanh)…

Ngoài công tác tuyên truyền, hướng dẫn, lực lượng chức năng huyện Phú Vang sẽ kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cố tình lấn chiếm hành lang an toàn giao thông (ATGT) và tổ chức ký cam kết không vi phạm hành lang ATGT đường bộ đối với các hộ dân hai bên các tuyến đường.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững