Thứ hai 21/04/2025 12:58

Thừa Thiên Huế: Nhiều kỷ vật quý của vua Hàm Nghi được hồi hương

Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đã vừa tiếp nhận nhiều kỷ vật của vua Hàm Nghi do hậu duệ của nhà vua trao tặng.

Sáng 26/10, Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế (Trung tâm BTDTCĐ Huế) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhiều kỷ vật của vua Hàm Nghi do hậu duệ của nhà vua tặng.

Các kỷ vật gồm khay trà, tẩu thuốc và bộ sách chữ Hán của vua Hàm Nghi được Tiến sĩ Amandine Dabat - hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi giao cho Đại sứ quán Việt Nam tại Paris (Pháp) cùng đại diện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang về trao tặng cho Trung tâm BTDTCĐ Huế (Thừa Thiên Huế) và UBND huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị).

Ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế (bên trái) tiếp nhận các kỷ vật. Ảnh: Trung tâm BTDTCĐ Huế

Trong đó, chiếc khay làm bằng chất liệu gỗ khảm ốc xà cừ, dài hơn 31cm, rộng hơn 18cm, cao 10cm. Bộ sách bằng chữ Hán gồm 3 cuốn "Ngự chế canh chức đồ"; "Đan đồ huyện chí" và "Tăng đính thi kinh thể chú diễn nghĩa". Hai kỷ vật này được hậu duệ vua Hàm Nghi trao tặng cho Trung tâm BTDT Cố đô Huế. Còn chiếc tẩu thuốc bằng gỗ được khảm ốc xà cừ được tặng cho UBND huyện Cam Lộ, nơi có Khu di tích quốc gia Tân Sở đang thờ phụng vua Hàm Nghi và các nghĩa sĩ Cần Vương.

Ngoài những kỷ vật trên, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam còn tiếp nhận một bức tranh của vua Hàm Nghi được trưng bày lần đầu vào khoảng năm 1878.

Trước đó vào tháng 12/2022, hậu duệ vua Hàm Nghi cũng đã trao tặng cho Trung tâm BTDTCĐ Huế bức tranh vua Hàm Nghi vẽ trong thời gian bị lưu đày ở Algérie. Tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi có kích thước 30x45cm, vẽ phong cảnh một vùng quê châu Âu với bãi cỏ mềm mại, phía trước có hồ và núi hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.

Hình ảnh chiếc khay gỗ khảm xà cừ. Ảnh: Trung tâm BTDTCĐ Huế

Ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế cho biết, tiếp nhận kỷ vật của vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, góp phần tôn vinh những giá trị lịch sử của dân tộc. “Việc hồi hương các kỷ vật quý của nhà vua sẽ giúp người dân trong nước, nhất là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu thêm về vua Hàm Nghi”, Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế Hoàng Việt Trung cho biết thêm.

Vua Hàm Nghi sinh năm 1871, tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn. Năm 1884, Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi. Năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra khỏi kinh thành và phát chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp. Phong trào Cần Vương kéo dài đến năm 1888 thì vua Hàm Nghi bị bắt. Sau đó ông bị Pháp đưa đi lưu đày ở Alger (thủ đô Algérie, một quốc gia ở Bắc Phi) và qua đời tại đây năm 1944.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

PVFCCo-Phú Mỹ tăng vốn điều lệ, đầu tư mạnh để phát triển

PV Drilling tổng kết phong trào thi đua yêu nước 2020 - 2025

Không chỉ đường sắt cao tốc, Hòa Phát sẽ tham gia các dự án ngoài khơi

PVOIL quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Tổng công ty Điện lực miền Trung diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Quảng Trị

Phân bón Cà Mau tiếp tục hành trình kết nối nhà nông

Petrovietnam-Vinachem: Hợp tác toàn diện, hướng tới tương lai công nghệ cao

Hơn cả tiết kiệm: EVNHANOI xây dựng văn hóa sử dụng điện

Đảng bộ Nhiệt điện Quảng Ninh thực hiện tốt học tập, làm theo Bác

Flamingo Heritage Onsen & Resort: Thiên đường nghỉ dưỡng sắp ra mắt tại Tân Trào

Lazada ‘mở khóa’ sức mạnh AI cho mọi nhà bán hàng

Đại hội đồng cổ đông Tập đoàn SCG 2025: Thành công ấn tượng với sự trở lại của ông Đỗ Anh Tuấn

ĐHCĐ Sunshine Homes 2025: Thành công với kế hoạch hợp nhất vào Sunshine Group

EVNNPC tổ chức Hội nghị khách hàng 2025 trên toàn miền Bắc

PVFCCo - Phú Mỹ và Sumagrow Việt Nam mở rộng hợp tác

Sản xuất túi mù, Pop Mart kinh doanh ra sao?

Quý I năm 2025: PVOIL đồng lòng vượt qua khó khăn

PVOIL bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty

Doanh nghiệp chủ động thích ứng trước biến động thị trường xuất khẩu

Petrovietnam: Mốc son mới – Tầm nhìn mới cho chặng đường phát triển