Thứ năm 19/12/2024 08:56

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu các nước ký FTA chiếm tỷ lệ cao

Sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hỗ trợ của cơ quan nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, kim ngạch xuất khẩu với các nước ký Hiệp định thương mại (FTA) chiếm tỷ lệ cao.

Sở Công Thương Thừa Thiên Huếcho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) trong 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ước đạt 568,27 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang các nước có ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam ước đạt 426,33 triệu USD (chiếm 75% tổng KNXK).

Việc cắt giảm thuế quan sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Thừa Thiên Huế thuận lợi hơn khi xuất khẩu sang các nước Chân Âu (Ảnh: NT)

Hàng hóa xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm có tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ước đạt 212 triệu USD. Như vậy, tỷ lệ tận dụng ưu đãi của các doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trong các FTA đạt 49,7%.

Trong quá trình thực thi các FTA việc thực hiện cắt giảm thuế quan sẽ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế như hàng dệt may, sản phẩm gỗ, thủy sản... tiếp tục tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó, những quy định trong các FTA này buộc nền kinh tế thành viên phải tái cấu trúc, mở ra những thị trường mới và tạo sức hút về hàng hóa.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Lương Bảy – Phó Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cho biết, để có được kết quả này, ngoài năng lực và sự chủ động của doanh nghiệp còn có những sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan nhà nước, đặc biệt trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp để đẩy mạnh tận dụng các lợi thế từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết.

Theo đánh giá chung của các doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế, sau thời gian tận dụng các ưu đãi từ các FTA thì hiện nay dư địa để các doanh nghiệp tiếp tục đa dạng hoá, tiếp cận thị trường xuất khẩu với các nước ký hợp tác FTA còn rất lớn. Tuy vậy, hiện còn một bộ phận rất lớn doanh nghiệp chưa tận dụng được tối đa các lợi ích từ các FTA. Nguyên nhân, doanh nghiệp chưa thực sự đầu tư nguồn lực, sự quan tâm đáng kể để tiếp cận, tìm hiểu về các cam kết và giảm thiểu các thách thức do các FTA mang lại.

Đến nay, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 19 hiệp định thương mại tự do, trong đó có 15 hiệp định đã có hiệu lực và đang thực thi cam kết, 1 hiệp định đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực, 3 hiệp định đang đàm phán.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tận dụng tối đa cơ hội từ Cổng FTAP

Khối EFTA và Thái Lan kết thúc đàm phán FTA: Dấu ấn hợp tác kinh tế châu Âu - Đông Nam Á

FTA Index: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam

Chuyên gia nêu giải pháp tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi FTA

FTA Index: Động lực đổi mới để doanh nghiệp và địa phương hội nhập hiệu quả

Hiệp định thương mại tự do (FTA): ‘Đòn bẩy' cho doanh nghiệp tài chính hội nhập

Lãnh đạo Lefaso 'hiến kế' để Cổng FTAP mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp, địa phương

Cổng FTAP: Địa chỉ tin cậy giúp doanh nghiệp, địa phương tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Chuyên gia 'hiến kế' để FTA Index giúp doanh nghiệp, địa phương hội nhập hiệu quả

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

'Xanh hóa' để làm chủ 'cuộc chơi' trong Hiệp định RCEP

FTA Index - động lực để Hải Phòng tăng thu hút đầu tư chất lượng cao

Kỳ vọng bộ chỉ số FTA Index sẽ gỡ khó kịp thời cho doanh nghiệp

RCEP - cầu nối giao thương, thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và New Zealand

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc