Thừa Thiên Huế hỗ trợ đồng hành doanh nghiệp phát triển
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Phương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tại Hội thảo “Các nguồn vốn hỗ trợ DN và quản trị đồng tiền hiệu quả” do Hiệp hội DN tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư tổ chức sáng 30/5 tại TP Huế.
Tại hội thảo - ông Lê Việt Sỹ - Phó Giám đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông tin về kết quả triển khai các giải pháp hỗ trợ DN, người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19 của NHNN chi nhánh tỉnh. Theo ông Sỹ, tính đến 22/5/2020 có 682 khách hàng( trong đó có 102 DN) được cơ cấu lại thời gian trả nợ, dư nợ được cơ cấu là 821 tỷ đồng. Có 2118 khách hàng (trong đó 234 DN) được miễn, giảm lãi suát với dư nợ dược miễn, giảm là 2450 tỷ đồng, số tiền lãi được miễn, giảm là 3,3 tỷ đồng. Có 1212 khách hàng (trong đó có 358 DN) được cho vay sản xuất với doanh số cho vay từ khi công bố dịch đến ngày 22/5 là 3.739,3 tỷ đồng dư nợ hiện tại là 3.229,4 tỷ đồng.
NHNN tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã chỉ đạo triển khai một loạt giải pháp, chương trình tín dụng trọng điểm tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn ngân hàng với nhiều ưu đãi để duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh. Cụ thể quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạng đối với 5 lĩnh vực ưu tiên phát triển; Chương trình cho vay nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo quyết định với các ưu đãi hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong 2 năm đầu, 50% trong năm thứ 3…
“Trong thời gian tới, để khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, ngoài những giải pháp từ phía NHNN, bản thân DN cần cơ cấu lại hoạt động của mình, nâng cao khả năng tài chính, khả năng trả nợ, xây dựng phương án, dự án, sự dụng vốn vay hiệu quả, tạo niền tin đối với các Tổ chức tín dụng (TCTD) yên âm cấp tín dụng. Đối với các DN găp khó khăn về tài sản bảo đảm thì có thể thông qua bảo lãnh của Quỹ Bảo lãnh DNNVV cua tỉnh để tiếp cận vốn ngân hàng”, ông Sỹ nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Văn Phương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại hội thảo |
Ông Nguyễn Văn Phương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết: Dịch Covid-19 đã tác động ảnh hưởng hầu hết các ngành lĩnh vực. Dự ước thiệt hại đến nay trên địa bàn tỉnh lên đến trên 6.500 tỷ đồng. Trước tình hình đó, tỉnh đã triển khai một số giải pháp để hỗ trợ DN. Cụ thể tỉnh đã triển khai chính sách kích cầu du lịch nhằm khôi phục và phát triển ngành du lịch bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, triển khai các giải pháp đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. Trong ngày hôm nay và ngày mai (30-31/5) tỉnh sẽ tổ chức 3 Hội nghị lớn của 3 địa phương Thừa Thiên Huế -Đà Nẵng - Quảng Nam ký kết chương trình hành động liên kết kích cầu du lịch, Hội nghị kết nối lữ hành toàn quốc…
Theo ông Phương, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạm hoãn tất cả các cuộc thanh tra, kiểm tra các DN trong thời gian xảy ra dịch bệnh. Xây dựng và vận hành hiệu quả việc khai báo trực tuyến và tổng hợp tự động tình tiết thiệt hại để chủ động liên hệ với DN, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắt để có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ.
“Ngoài chính sách hỗ trợ do dịch Covid-19, UBND tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành liên quan đẩy mạnh thông tin đến DN các chính sách hỗ trợ đang được áp dụng trên địa bàn, với mong muốn các DN đầu tư trên địa bàn sẽ được hưởng được tất cả các ưu đãi cao nhất trên tất cả các ngành, lĩnh vực để mạnh dạng đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh”, ông Phương chia sẻ.
Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ luôn sát cảnh cùng DN, luôn coi DN, doanh nhân như những người bạn thân thiện |
Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành đồng của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Ông Phương - nhận định: Nhiệm vụ chính trị đặt ra cho toàn tình là rất quan trọng, đặt một dấu ấn mang tính lịch sử cho vùng đất Cố đô, chính vì vậy cần sự nỗ lực, đồng sức đồng lòng của tất cả các cấp các ngành, trong đó có cộng động DN.
“Để thực hiện mục tiêu đó, trong năm 2020 và thới gian tới, tôi mong muốn cộng đồng doanh nghiệp tỉnh, các cơ quan ban ngành địa phương sẽ cùng nổ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi kinh tế tỉnh nhà. Tỉnh sẽ luôn sát cảnh cùng DN, luôn mong muốn là chỗ dựa vững chắc, luôn coi DN, doanh nhân như những người bạn thân thiện, đồng hành, sự thành công của DN, doanh nhân chính là thành công của tỉnh” ông Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.