Chủ nhật 17/11/2024 10:21
Lục Ngạn - Bắc Giang

Thông “điểm nghẽn” tiêu thụ nông sản

Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang hướng mục tiêu đến năm 2018 thành lập được 18 mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) để tạo ra các pháp nhân kinh tế có đủ năng lực và tin cậy tham gia các hoạt động kinh tế có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ theo xu thế phát triển và hội nhập.
Chủ động trong khâu tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

Những tín hiệu tích cực

Được thiên nhiên ưu đãi nên thổ nhưỡng ở Lục Ngạn thích hợp để phát triển nhiều loài cây ăn quả hàng hóa chất lượng cao như: Vải, nhãn, cam, bưởi, táo… Tuy nhiên, bao nhiêu năm, cây trái đơm hoa, sai quả cũng là bấy nhiêu năm Lục Ngạn gặp vào khốn cảnh “được mùa thì mất giá”, khiến đời sống người dân Lục Ngạn không ít truân chuyên.

Trước thực trạng đó, được sự hỗ trợ của các cấp, ban, ngành, huyện Lục Ngạn đã đẩy mạnh sản xuất cây trái theo quy chuẩn GlobalGAP, trong đó đặc biệt chú trọng tới cây vải (cây chủ lực của Lục Ngạn); chuyển đổi mô hình sản xuất từ sản xuất nhỏ, lẻ, quy mô hộ gia đình sang doanh nghiệp, HTX… nên từ năm 2014 đến nay, cây trái Lục Ngạn đã không chỉ thoát ra khỏi mặc định “được mùa, mất giá” mà còn mang lại giá trị kinh tế cao.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Cao Văn Hoàn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lục Ngạn cho biết: Lục Ngạn có trên 20.000 héc-ta cây ăn quả các loại, trở thành vùng trồng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc. Mỗi năm, cây ăn quả đã đem lại giá trị kinh tế cho người dân nơi đây khoảng 2.600 tỷ đồng, góp phần xây dựng phát triển nông nghiệp, nông thôn mới.

Đóng góp vào kết quả trên phải kể đến HTX Nông nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (xã Hồng Giang), thời gian qua HTX đã thực sự trở thành chỗ dựa của các thành viên trong phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Ông Phạm Văn Dũng - Giám đốc HTX Nông nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân chia sẻ, kể từ khi liên kết trong HTX, sức mạnh của những nông hộ nhỏ lẻ được nâng lên khá nhiều. Đơn cử như hoạt động tiêu thụ vải thiều, nếu như những hộ khác bán trên thị trường tự do, phải chịu cảnh “lên xuống” của giá cả thì các thành viên HTX yên tâm hơn vì đã có hợp đồng cung cấp cho các đơn vị với giá ổn định.

Tiếp tục đẩy mạnh chuỗi liên kết

Để tăng cường liên kết theo chuỗi đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, ông Cao Văn Hoàn khẳng định, thời gian tới địa phương sẽ chuyển đổi mô hình từ sản xuất nhỏ lẻ, quy mô gia đình sang mô hình HTX, khuyến khích hỗ trợ người dân thành lập doanh nghiệp, HTX trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cung cấp dịch vụ chăm sóc cây trồng, dịch vụ bảo quản đóng gói, vận chuyển. Đến năm 2018, phấn đấu thành lập 18 mô hình doanh nghiệp, HTX tại các xã trọng điểm tham gia vào sản xuất, tiêu thụ vải thiều. Riêng với quả vải, trong vụ vải thiều năm 2017 sẽ tập trung xây dựng 3 mô hình chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tại các xã: Hồng Giang, Giáp Sơn và Phượng Sơn, có sự tham gia của doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhằm thực hiện được mục tiêu này, từ năm 2015, UBND huyện Lục Ngạn đã đẩy mạnh chuyển đổi mô hình sản xuất bền vững. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các xã tham gia tổ HTX; Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước...

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để phát triển HTX, tỉnh Bắc Giang cần ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ vải thiều theo Quyết định 2261/QĐ-TTg và Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung vào: Tuyên truyền, đào tạo nâng cao trình độ không chỉ cho cán bộ HTX, tổ HTX mà còn cho tất cả người sản xuất trong vùng về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản xuất vải thiều; tạo điều kiện liên kết đầu ra ổn định; hỗ trợ HTX đầu tư các kho sơ chế, bảo quản, tăng cường đầu tư đa dạng hóa các sản phẩm từ vải thiều; khuyến khích người sản xuất áp dụng tiến bộ kỹ thuật, các giống vải sớm, trái vụ nhằm tăng năng suất, hạn chế sự tác động của thời tiết cũng như giãn vụ thu hoạch để nâng cao hiệu quả kinh tế. Thời gian tới, các mô hình HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phải nâng cao vai trò là cầu nối giữa nông dân với DN chế biến, tiêu thụ nông sản, kiến tạo mối liên kết để thống nhất thực hiện có hiệu quả hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.

Thanh Tâm - Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống