Thứ bảy 03/05/2025 00:07

Thổ cẩm Mỹ Nghiệp: Đậm dấu ấn văn hóa Chăm

Sản phẩm dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) có sức hấp dẫn đặc biệt không chỉ bởi hoa văn sắc sảo, độc đáo, mà còn là sự phong phú, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chủng loại, mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc Chăm.

Đến Mỹ Nghiệp được tận mắt chứng kiến những người phụ nữ Chăm đang cần mẫn dệt nên từng tấm thổ cẩm với đủ các loại hoa văn, màu sắc độc đáo, mới thấy hết được sự quý giá của thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp.

Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp - làng nghề truyền thống nổi tiếng của tỉnh Ninh Thuận

Ấn tượng nhất của làng nghề chính là các sản phẩm được làm hoàn toàn thủ công, lưu giữ đời này sang đời khác bằng hình thức mẹ truyền con nối. Phụ nữ làm nhiệm vụ chính dệt vải, đàn ông sẽ nhận trách nhiệm cắt may thổ cẩm thành sản phẩm.

Dệt ngồi cao, đòi hỏi kỹ thuật rất điêu luyện

Để làm ra được tấm thổ cẩm có màu sắc rực rỡ, toát lên được những tinh hoa văn hóa truyền thống Chăm đặc sắc là cả một quá trình công phu của những người phụ nữ làng Mỹ Nghiệp.

Dệt Mỹ Nghiệp trải qua nhiều công đoạn
Dệt thổ cẩm đòi hỏi sự khéo léo, công phu của người thợ

Nghệ nhân Quảng Thị Đảo, người đã có hàng chục năm làm nghề cho biết: Để dệt được một tấm vải thổ cẩm phải qua nhiều công đoạn khác nhau như: Cuộn, ngâm dập, nhuộm, hồ, chải, đánh ống… Công đoạn nào cũng đòi hỏi sự khéo léo, công phu của người thợ. Để tạo được những hoa văn tinh xảo, độc đáo, người thợ dệt phải có hoa tay, óc thẩm mỹ cùng sự am tường về đường nét, màu sắc, hình khối… như những họa sỹ thực thụ.

Luồn từng sợi chỉ dệt nên những tấm thổ cẩm đủ sắc màu rực rỡ

Các biểu tượng hoa văn mang đậm bản sắc dân tộc Chăm: Hình quả trám, hình rồng cách điệu, thần đèn, thần Siva... và gần đây phát triển thêm hình voi Tây Nguyên, hoa mai của người Kinh. Biểu tượng hoa văn trên thổ cẩm mang triết lý về đời sống, phong tục tập quán, tôn giáo, tư duy mỹ thuật của đồng bào Chăm, bởi nét đặc trưng, tiêu biểu không có nơi nào sánh kịp.

Đàn ông nhận trách nhiệm cắt may

Ngoài sản phẩm tấm thổ cẩm thô, làng Mỹ Nghiệp hiện tại đã có rất nhiều sản phẩm đa dạng khác, phải kể đến là khăn rằn, khăn Chăm, túi xách, ví, áo sơ mi, áo khoác, váy, mũ, khăn trải bàn, khăn trải giường…

Thổ cẩm Mỹ Nghiệp đậm dấu ấn văn hóa Chăm

Hiện nay làng nghề Mỹ Nghiệp có khoảng hơn 700 hộ với gần 4.000 nhân khẩu gắn bó với nghề dệt thổ cẩm truyền thống, trong đó có khoảng 500 thợ dệt lành nghề. Đa phần những người thợ lành nghề của làng đều là những người gắn bó lâu năm với khung dệt, kỹ thuật thành thục và đầy cảm hứng sáng tạo. Họ là những người có khiếu thẩm mỹ chuẩn về màu sắc, đường nét, hình khối và khả năng dệt ra được những tấm thổ cẩm có hoa văn tinh xảo, độc đáo.

Sản phẩm với nhiều mẫu mã vừa phong phú, vừa đa dạng

Hiện nay, sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống ở làng Chăm Mỹ Nghiệp có sức hấp dẫn đặc biệt không chỉ bởi hoa văn sắc sảo, độc đáo, mà còn là sự phong phú, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chủng loại. Thổ cẩm Mỹ Nghiệp ngày càng được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng và đánh giá cao, đồng thời góp phần khẳng định thương hiệu, thúc đẩy phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm Ninh Thuận.

Nhóm phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Có hơn 280 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Chùm ảnh: Phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 20 sản phẩm OCOP phân hạng 4 sao

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP