Thứ ba 22/04/2025 15:07

Thị trường nào cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2024?

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu ngô từ 5 thị trường chính, trong đó nhập khẩu từ Argentina 4,61 triệu tấn, chiếm 57% tổng lượng nhập khẩu ngô của cả nước.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 9 tháng năm 2024 đạt trên 8,08 triệu tấn, trị giá trên 1,98 tỷ USD, giá trung bình 245,4 USD/tấn, tăng 24,3% về lượng, nhưng giảm 2,3% kim ngạch và giảm 21,4% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023.

Trong đó, riêng tháng 9/2024 đạt 1,15 triệu tấn, tương đương 268,43 triệu USD, giá trung bình 232,9 USD/tấn, giảm 3,1% về lượng, giảm 5,6% kim ngạch và giá giảm 2,6% so với tháng 8/2024; so với tháng 9/2023 thì tăng 0,05% về lượng, nhưng giảm 14,9% về kim ngạch và giảm 15% về giá.

Achentina là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2024. Ảnh: TL

Argentina là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2024, chiếm 57% trong tổng lượng và chiếm 56% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt gần 4,61 triệu tấn, tương đương trên 1,11 tỷ USD, giá 240,9 USD/tấn, tăng 89,4% về lượng, tăng 48,3% kim ngạch nhưng giảm 21,7% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023.

Thị trường lớn thứ 2 là Brazil, trong 9 tháng năm 2024 đạt trên 2,35 triệu tấn, tương đương 584,73 triệu USD, giá 248,7 USD/tấn, chiếm trên 29% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 2,8% về lượng, nhưng giảm 18,5% về kim ngạch và giá giảm 20,8% so với 9 tháng năm 2023.

Nguồn: Theo số liệu của Tổng cục Hải quan

Ngoài Argentina và Brazil, Việt Nam còn nhập khẩu ngô từ các thị trường khác như Thái Lan, Lào và Ấn Độ.

Trong số đó, lượng nhập khẩu thị trường Lào 9 tháng năm 2024 đạt 74.664 tấn, tương đương 18,66 triệu USD, giá 250 USD/tấn, chiếm gần 1% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 22,4% về lượng, nhưng giảm 13% về kim ngạch và giá giảm 29% so với cùng kỳ năm trước.

Tương tự, nhập khẩu từ Thái Lan đạt 3.500 tấn với giá trị 6.89 triệu USD, giảm lần lượt 30,5 % và 31,93% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý là lượng ngô nhập khẩu từ Ấn Độ giảm mạnh tới 99,7% về lượng và 98% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 2.574 tấn với giá trị 6,8 triệu USD.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngô là mặt hàng quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm của Việt Nam. Đây là mặt hàng gắn chặt với chăn nuôi nên ngũ cốc này chiếm gần 40% trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm tùy theo giai đoạn phát triển, trạng thái sinh lý của cơ thể loại vật nuôi.

Vì nguồn cung từ ngành trồng trọt trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 37% lượng nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Do đó, hằng năm Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ USD để nhập loại nguyên liệu này.

Để giảm bớt sự phụ thuộc vào ngô nhập khẩu, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần có những biện pháp cụ thể để thúc đẩy sản xuất ngô trong nước. Trước hết, cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các giống ngô có năng suất cao, kháng bệnh tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu từng vùng miền. Bên cạnh đó, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác cũng là yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng suất và chất lượng ngô.

Đồng thời, các chính sách hỗ trợ người nông dân trong việc tiếp cận nguồn vốn, công nghệ và thị trường cũng cần được chú trọng. Chính phủ cần khuyến khích người nông dân quay trở lại trồng ngô thông qua các chương trình hỗ trợ giá, đào tạo kỹ thuật canh tác và mở rộng thị trường tiêu thụ ngô trong nước.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch