Thứ bảy 26/04/2025 05:25

Thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi để hoàn thiện cơ chế, chính sách

Việc triển khai thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi là quá trình 'vừa làm, vừa hoàn thiện' nhằm hình thành đầy đủ cơ chế, chính sách pháp luật đi kèm.

Đây là ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp cho ý kiến về dự thảo Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi diễn ra sáng 26/7.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi để thực hiện chứ không phải là xin chủ trương - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi đã được đặt ra từ lâu, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm.

Đề án phải lựa chọn những dự án cụ thể, chỉ ra những vướng mắc về pháp lý, nghiên cứu khảo sát, chính sách, thủ tục đầu tư, tài chính, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ… trong quá trình thực hiện toàn bộ dự án. Đây là căn cứ đề xuất phương án thí điểm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở "luật nào, chính sách nào, thẩm quyền của ai".

Phó Thủ tướng dành thời gian phân tích, chỉ ra hướng xử lý một số khó khăn, vướng mắc cần sự phối hợp giữa các bộ, ngành chứ không vướng về pháp luật. Đơn cử như vướng mắc về lựa chọn địa điểm triển khai dự án điện gió ngoài khơi không nằm ở luật mà ở khâu tổ chức thực hiện cần sự thống nhất của Bộ Giao thông vận tải (liên quan đến tuyến đường biển quốc tế), Bộ Quốc phòng (nếu là khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh). Tương tự, Bộ Công Thương cần rà soát kỹ vướng mắc về lựa chọn nhà đầu tư, xuất khẩu điện, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài… thuộc thẩm quyền Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để kiến nghị tháo gỡ.

"Đây là đề án để thực hiện chứ không phải xin chủ trương. Việc triển khai thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi là quá trình "vừa làm, vừa hoàn thiện" nhằm hình thành đầy đủ cơ chế, chính sách pháp luật đi kèm cho từng loại dự án phục vụ nhu cầu trong nước, xuất khẩu, sản xuất hydro xanh... Vì vậy, Đề án không chỉ giới hạn ở 2 đề án thí điểm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN)", Phó Thủ tướng nói và giao Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện Đề án, sớm trình Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phân tích, chỉ ra hướng xử lý một số khó khăn, vướng mắc trong phát triển điện gió ngoài khơi - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Báo cáo của Bộ Công Thương tại cuộc họp cũng đã nêu một số khó khăn, vướng mắc chính trong phát triển điện gió ngoài khơi liên quan đến quy hoạch; chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư; điều kiện tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP); triển khai đầu tư xây dựng và cấp phép xây dựng; quy định pháp luật về biển; xác định tài nguyên gió là tài sản công.

Bên cạnh đó là các vấn đề về an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia; giá điện; tín dụng; tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với thiết bị, thi công xây dựng, an toàn cháy nổ…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ đang làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) để xúc tiến các bước chuẩn bị triển khai 2 dự án thí điểm.

Tại cuộc làm việc, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Quy hoạch không gian biển quốc gia đã được phê duyệt. Vướng mắc đối với việc giao khu vực biển để điều tra, đo đạc, khảo sát sẽ được tháo gỡ khi sắp tới Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện giao biển cho 1 dự án điện gió ngoài khơi để xuất khẩu sang Singapore, khoảng 10 dự án điện gió trên biển ở vùng 6 hải lý. Bộ Công Thương có thể tham khảo các quy định, thủ tục hành chính để vận dụng cho dự án điện gió ngoài khơi.

Lãnh đạo EVN, PVN cho biết đã triển khai các bước chuẩn bị để có thể triển khai dự án thí điểm phát triển dự án điện gió ngoài khơi.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Tiềm năng điện gió ngoài khơi Việt Nam: Đến lúc bứt phá

Đầu tư năng lượng sạch tại Anh tăng tốc nhờ cải cách lưới điện

Đức hướng tới kỷ lục mới về điện gió trong năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch

Diễn đàn năng lượng 2025: Tìm lời giải cho bài toán năng lượng xanh

Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển giải pháp năng lượng tái tạo, lưu trữ toàn diện

Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Lý do nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến điện gió ngoài khơi Việt Nam?

Châu Á hướng đến xuất khẩu nhiên liệu hàng không bền vững

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Pacifico Energy

Năng lượng tái tạo sẽ thay thế điện than vào năm 2027?

Điện mặt trời mái nhà được bán điện dư như thế nào từ tháng 3/2025?

Danh sách 142 dự án điện mặt trời đã vận hành thương mại đến 13/1/2025

Bộ Công Thương phê duyệt cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Chính sách phát triển hydro xanh cần điều gì để thành công?

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Đức về phát triển điện gió

Nghị định 58 phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới