Thứ sáu 22/11/2024 17:06

Tháo gỡ khó khăn cho dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Chiều ngày 20/3, tại Hà Nội, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức Hội nghị với các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo.

Hội nghị có sự tham dự của đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực Bộ Công Thương, lãnh đạo EVN, công ty mua bán điện (EVNEPTC), Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC) cùng đại diện cuả 85 chủ đầu tư nhà máy điện gió, điện mặt trời.

Toàn cảnh Hội nghị

Tại hội nghị, đại diện Công ty Mua bán điện đã trình bày làm rõ các nội dung yêu cầu theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết Điện lực về việc chuẩn bị hồ sơ phục vụ đàm phán hợp đồng mua bán điện và giá điện.

Cụ thể, việc đàm phán giá điện đã tuân thủ theo Luật điện lực và Nghị định 37/NĐ-CP; Thông tư số 15/2022/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 03/10/2022 quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp; Thông tư số 01/2023/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 19/01/2023 bãi bỏ một số quy định tại TT số 02/2019/TT-BCT ngày 15/01/2019 và Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17/7/2020; Quyết định số 21/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 07/01/2023 về việc ban hành khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

Theo đó, về nguyên tắc đàm phán giá phải đáp ứng 3 điều kiện gồm: Đã ký kết hợp đồng mua bán điện (PPA) với EVN nhưng không đáp ứng điều kiện áp dụng giá mua điện quy định tại Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg; Nhà máy hoặc phần nhà máy này phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng; Bám sát khả năng hấp thụ của hệ thống điện quốc gia và khả năng giải tỏa công suất của lưới điện; tuân thủ theo đúng cơ chế giá điện tại thời điểm đưa vào vận hành

Theo quy định, một nhà máy đáp ứng là dự án chuyển tiếp phải là nhà máy chuẩn có công suất lắp đặt là 50 MWp đối với điện mặt trời; 50 MW đối với điện gió.

Đại diện các chủ đầu tư phát biểu

Đại diện Công ty mua bán điện cũng giải thích rõ hơn những điểm mới, thay đổi của Thông tư 01/2023/TT-BCT của Bộ Công Thương đã bãi bỏ thời gian ưu đãi đối với điện mặt trời (không còn thời giạn 20 năm), huy động sản lượng; giá ưu đãi FIT. Tuy nhiên Thông tư này vẫn giữ nguyên thời gian ký kết hợp đồng với các dự án là 20 năm.

Để tạo điều kiện cho chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đàm phán giá điện theo khung giá, EVN đã có văn bản đề nghị các chủ đầu tư gửi hồ sơ với danh mục chi tiết. Tuy nhiên đến ngày 20/3, mới có 1 chủ đầu tư nộp hồ sơ.

EVN đã xây dựng phần mềm để tiếp nhận hồ sơ trực tuyến. Trình tự, quy trình đàm phán theo hướng minh bạch, công bằng với tất cả chủ đầu tư đủ hồ sơ.

Trong quá trình phát biểu, thảo luận, đại diện một số chủ đầu tư mong muốn được sớm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, nhất là các vấn đề về cơ chế chính sách, các hướng dẫn cụ thể của cấp có thẩm quyền để thủ tục đàm phán hợp đồng mua bán điện đối với các dự án được sớm triển khai.

Ông Phạm Nguyên Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực & NLTT phát biểu

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Nguyên Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực & Năng lượng tái tạo và đại diện Cục Điều tiết Điện lực đã giải thích, trả lời các câu hỏi cũng như một số đề xuất của các nhà đầu tư; đồng thời cũng yêu cầu các Chủ đầu tư dự án cũng như EVN tiếp tục triển khai theo đúng các văn bản pháp luật, các quy định hiện hành trong quá trình đàm phán.

Trên tinh thần cầu thị, lắng nghe các ý kiến tại Hội nghị, đồng thời mong muốn Bộ Công Thương sớm có văn bản hướng dẫn phương pháp đàm phán theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ, làm căn cứ để EVN và Chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp tiến hành đàm phán. Riêng về vấn đề thỏa thuận đấu nối lưới điện, nếu thỏa thuận cũ đã ký hết hạn thì Chủ đầu tư cần sớm làm việc với đơn vị vận hành lưới điện để rà soát, cập nhật lại các số liệu tính toán và tình trạng vận hành mới nhất.

Ông Trần Đình Nhân - Tổng Giám đốc EVN phát biểu

Tổng Giám đốc EVN Trần Đình Nhân cho biết, phía EVN rất mong nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các Chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị hồ sơ đàm phán với mong muốn các dự án chuyển tiếp được đưa vào vận hành trong thời gian sớm nhất trên cơ sở đảm bảo đúng quy định pháp luật.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Điện gió toàn cầu dự kiến sẽ đạt thị phần kỷ lục trên thị trường điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Vương quốc Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng ngành năng lượng tái tạo

Tranh cãi việc Hoa Kỳ cho khai thác nhiệt lòng đất để sản xuất điện sạch

Trung Quốc 'phá kỷ lục' thế giới với tuabin gió khổng lồ dài 260m trên biển

Công nghệ điện gió mới rẻ hơn nhờ quỹ đầu tư của Bill Gates

Ấn Độ tham vọng thành cường quốc công nghệ sạch toàn cầu vào 2030

Bạc Liêu: Mong sớm sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ khó khăn cho điện gió

'Kỷ nguyên điện' mới sẽ xuất hiện khi nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch đạt đỉnh

Hi vọng Luật Điện lực sửa đổi sẽ gỡ vướng để phát triển năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Cần chính sách phù hợp đẩy mạnh khai thác năng lượng điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam

Đà Nẵng: Khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà có hệ thống lưu trữ điện

Gia Lai: Lưới điện tiếp nhận Chư Prông - sau 3 năm nhìn lại

Trung Quốc thử nghiệm dàn pin năng lượng mặt trời nổi được trên biển, chịu được sóng lớn

Dự báo bức tranh điện năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới

Chính thức ký kết mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD

Gamuda giành được hợp đồng xây dựng trang trại điện gió 243 triệu AUD tại Úc

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu 6 giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

CIP và Petrovietnam thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng xanh