Thứ tư 25/12/2024 08:55

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản

Từ năm 2021 đến nay, thành phố Sơn La đã phối hợp tổ chức 35 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất theo quy trình VietGAP và hướng dẫn phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP cho 54,5 ha cà phê, trên 166 ha cây ăn quả; hỗ trợ cấp mã số vùng trồng cho gần 93 ha cây ăn quả; gần 40 ha cà phê được cấp chứng nhận 4C, UTZ, RA; hỗ trợ xây dựng hệ thống nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho 5 HTX; hỗ trợ 3 HTX mua bao bì mới đóng gói sản phẩm và hỗ trợ xây dựng 10 sản phẩm OCOP; phát triển thêm 8 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản an toàn, nâng tổng số lên 15 chuỗi.

Đồng thời, hỗ trợ 640 triệu đồng cho 7 doanh nghiệp, HTX phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường theo Nghị quyết 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/2/2020 của HĐND tỉnh; hỗ trợ trên 217 triệu đồng cho 5 hộ gia đình xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản theo Quyết định số 1818/QĐ-UBND ngày 28/7/2021 của UBND tỉnh. Ngoài ra, hỗ trợ 1,7 tỷ đồng cho HTX cà phê Bích Thao Sơn La xây dựng nhà xưởng, mở rộng quy mô sản xuất, chế biến.

Quy trình phân loại, tuyển chọn mẫu hạt cà phê sau thu mua tại Công ty CP Phúc Sinh Sơn La.

Song song với đó, thành phố Sơn La còn hợp tác với các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực chế biến, nâng cao giá trị nông sản địa phương. Công ty CP Phúc Sinh Sơn La là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chế biến cà phê của tỉnh. Ngay từ khi đặt chân lên /chu-de/tinh-son-la.topic, Công ty đã xác định xây dựng mối liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm bền vững, hướng tới nâng cao giá trị cà phê Sơn La là mục tiêu xuyên suốt.

Ông Vũ Việt Thắng, Giám đốc Công ty, thông tin: Hiện nay, Công ty đang liên kết với hơn 1.600 hộ dân trên địa bàn các xã của huyện Mai Sơn và thành phố Sơn La trồng trên 2.000 ha cà phê có chứng nhận RA - chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững. Đây là cơ sở, đảm bảo chất lượng cho thương hiệu Blue Sơn La được thị trường cà phê thế giới đón nhận. Niên vụ 2024-2025, Công ty dự kiến thu mua 12.500 tấn quả cà phê tươi, sản xuất 3.500 tấn cà phê nhân phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Tăng cường xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm

Có được sản phẩm chất lượng, thành phố Sơn La đã triển khai Chương trình hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được triển khai, thành phố đã phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh, các tập đoàn viễn thông, bưu điện tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về thương mại điện tử; hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn livestream bán hàng trên các mạng xã hội, sàn thương mại điện tử uy tín trong và ngoài nước.

Cà phê Bích Thao và các sản phẩm đặc trưng của thành phố Sơn La đang được bán rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử.

Đến nay, đã có 50 sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng của thành phố được bán trên sàn thương mại điện tử buudien.vn; trên 700 cơ sở kinh doanh mở tài khoản, trang bị mã QR-Code phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, sản phẩm cà phê của HTX cà phê Bích Thao Sơn La được bày bán tại chuỗi các cửa hàng OCOP, hệ thống siêu thị Mega Market; sản phẩm rau an toàn của HTX Nông sản an toàn Sơn La, xã Chiềng Đen và sản phẩm thanh long ruột đỏ của HTX Nông nghiệp An Phú, phường Chiềng An được bày bán trên hệ thống chuỗi cửa hàng rau an toàn trên địa bàn tỉnh và Thành phố Hà Nội...

Tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn, thành phố Sơn La tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản xây dựng và phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực, đặc trưng; từng bước áp dụng các hình thức xúc tiến thương mại hiện đại. Hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối nông sản; tham gia hội chợ hàng nông sản cấp vùng, cấp miền và các hội nghị kết nối cung, cầu hàng hóa… Từ đó tăng cường quảng bá, nâng cao hiệu quả tiêu thụ nông sản địa phương.

Kim Xuyến

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh