Thứ năm 14/11/2024 12:20

Thanh Hóa: Triển khai hiệu quả hạ tầng thương mại biên giới, nâng cao đời sống người dân vùng biên

Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả các chính sách về hạ tầng thương mại biên giới, giúp người dân vùng biên nâng cao đời sống.

Hiện trạng hạ tầng thương mại biên giới

Theo số liệu từ Sở Công Thương Thanh Hóa, hiện nay tỉnh Thanh Hóa có 7 chợ tại các xã, thị trấn đang hoạt động nằm trong quy hoạch. Trong đó, có 1 chợ hạng 2 và 6 chợ hạng 3. Có 2 chợ tại cửa khẩu là chợ cửa khẩu Na Mèo, huyện Quan Sơn và chợ cửa khẩu Tén Tằn, huyện Mường Lát và 5 chợ biên giới.

Hiện chợ cửa khẩu Na Mèo đã được chuyển đổi cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý, kinh doanh, khai thác chợ; 6 chợ được nhà nước đầu tư do UBND cấp xã quản lý và đang giao khoán thầu kinh doanh, khai thác chợ các cá nhân.

Chợ Nhi Sơn nằm trên địa bàn bản Chim, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa họp duy nhất vào ngày 15 Dương lịch hàng tháng. Ảnh: Pó Ly

Theo Sở Công Thương Thanh Hóa, tỉnh này chưa có siêu thị, trung tâm thương mại, kho, trung tâm logistics tại các xã, thị trấn biên giới. Ngoài ra, trong khu vực có 11 cửa hàng xăng dầu đang hoạt động, cùng 2 dự án cửa hàng xăng dầu đã được chấp thuận chủ trương đầu tư đang hoàn thiện đi vào hoạt động theo quy định và các cơ sở bán lẻ hàng hóa quy mô hộ gia đình, cùng cửa hàng bán lẻ hàng hóa của Công ty Cổ phẩn thương mại Miền núi.

Sản phẩm hàng hóa lưu thông qua hạ tầng thương mại tại khu vực biên giới của tỉnh Thanh Hóa đa dạng, phong phú, từ thực phẩm tươi sống như: Rau, củ, quả các loại; gạo; thịt gia súc, gia cầm…; thực phẩm bao gói sẵn như: Mì tôm, gia vị các loại, đường, sữa…; sản phẩm cơ khí, nông cụ phục vụ sản phẩm như: Dao, búa, liềm, cuốc, xẻng, máy cắt mài loại nhỏ…; sản phẩm đồ gia dụng phục vụ đời sống, sinh hoạt người dân như: Quạt điện, ấm điện, nồi cơm điện, đèn điện…; sản phẩm may mặc như: Quần áo, vải vóc, giày dép…

Đánh giá của Sở Công Thương Thanh Hóa cho thấy, số lượng và giá trị mua bán trao đổi thông qua các chợ biên giới không lớn, do thời gian hoạt động tại các chợ ít, hầu hết hoạt động một buổi trong ngày, thường một tuần chỉ có một phiên chợ.

Hiệu quả hoạt động của hạ tầng thương mại biên giới

Việc tỉnh Thanh Hóa đầu tư hạ tầng thương mại biên giới đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển hoạt động giao lưu, mua bán trao đổi hàng hóa của người dân các địa phương trong địa bàn và trao đổi giữa người dân địa phương với người dân nước bạn Lào, phục vụ đời sống và sản xuất, kinh doanh. Trong đó, thực hiện việc tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, đồng thời cung cấp nhiều loại hàng hóa, nguyên vật liệu cho nhu cầu của đời sống sản xuất của người dân.

Tỉnh Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả các chính sách hạ tầng thương mại biên giới, giúp người dân vùng biên giao thương buôn bán, nâng cao đời sống

Ngoài ra, bên cạnh mục tiêu chính là cung ứng, trao đổi hàng hóa, hạ tầng thương mại, nhất là chợ còn là nơi giao lưu văn hóa của người dân trên địa bàn, cũng như cư dân hai bên biên giới; tiếp tục các truyền thống tốt đẹp, hình thành lâu đời trong đời sống của người dân.

Việc đầu tư hạ tầng biên giới còn gián tiếp tạo điều kiện cho cư dân biên giới, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc cư trú ổn định tại khu vực biên giới, qua đó đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo quốc phòng, an ninh tại khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Phát triển hạ tầng thương mại biên giới đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Theo Quyết định số 6076/QĐ-BCT ngày 15/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020, tỉnh Thanh Hóa quy hoạch 8 chợ tại các xã biên giới. Ngoài ra, theo Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Thanh Hóa quy hoạch 15 chợ tại các xã, thị trấn biên giới. Trong đó, có 1 chợ hạng 2 và 14 chợ hạng 3. Có 7 chợ được nâng cấp, cải tạo mở rộng, xây dựng mới tại vị trí cũ; 8 chợ quy hoạch đầu tư xây dựng mới.

Theo Sở Công Thương Thanh Hóa, về danh mục ưu tiên đầu tư, theo Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa có 3/7 chợ đang hoạt động đã được đầu xây dựng mới, cơ bản đầy đủ các hạng mục công trình đáp ứng tốt nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân, còn 4/7 chợ cơ sở hạ tầng còn hạn chế và 8 chợ quy hoạch mới chưa được đầu tư.

Hạ tầng thương mại biên giới giúp người dân vùng biên giao lưu văn hóa với nước bạn Lào

Do đó, những chợ này cần nguồn vốn đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng hoặc đầu tư xây dựng mới. Các dự án này đã được Sở Công Thương Thanh Hóa phối hợp với các địa phương nghiên cứu đề xuất Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đưa vào danh mục ưu tiên thu hút và bố trí các nguồn vốn để đầu tư thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, về phát triển đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa cũng đã có kế hoạch kết nối và phát triển hạ tầng thương mại biên giới với các nước có chung đường biên giới. Cụ thể, hàng năm, tỉnh Thanh Hóa thực hiện trao đổi, ký kết các thỏa thuận với tỉnh Hủa Phăn, giữa các huyện hai bên biên giới với nhau. Trong đó, nhiều nội dung hợp tác về chính trị, đối ngoại, về kinh tế, về quốc phòng - an ninh, về giáo dục - đào tạo, văn hóa – xã hội, về y tế… Qua đó góp phần hỗ trợ kết nối và phát triển hạ tầng thương mại dọc tuyến biên giới nhằm nâng cao chất lượng hạ tầng thương mại biên giới, thúc đẩy các hoạt động giao thương tại các địa phương khu vực biên giới hai tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) và Hủa Phăn (Lào)

Có thể nói, việc tỉnh Thanh Hóa triển khai có hiệu quả các chính sách của Nhà nước về đầu tư hạ tầng thương mại biên giới đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giúp nâng cao đời sống dân cư vùng biên giới, chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng