Chủ nhật 04/05/2025 23:09

Thanh Hóa: Mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng 17% trong năm 2023

Năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tăng 16,31% so với cùng kỳ. Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đưa chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 17%.

Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh này vẫn tăng trưởng tích cực. Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 16,31% so với cùng kỳ. Kết quả này cho thấy những nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp, các ngành, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp.

Theo Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, năm 2022, có 23 trong tổng số 25 sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng so với cùng kỳ, nhiều sản phẩm tăng mạnh như: quần áo may sẵn tăng 29,9%; giày thể thao tăng 22,5%; điện sản xuất tăng 20,5%; bia tăng 19,4%...Trong năm, có nhiều dự án công nghiệp quy mô lớn hoàn thành đi vào sản xuất như: Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2; nhà máy may xuất khẩu S&D Thanh Hóa….

Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 17% trở lên.

Báo cáo của Ngành Công Thương Thanh Hóa cho thấy, hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của tỉnh này phát triển ổn định; tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng chiếm tới 48,8% cơ cấu GRDP của tỉnh, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh năm qua.

Với những kết quả đã đạt được, năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 17% trở lên. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 200 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2022.

Để đạt được mục tiêu trên, Ngành Công Thương Thanh Hóa đang tiếp tục rà soát, đánh giá khả năng sản xuất của từng nhóm hàng, ngành hàng để kịp thời tham mưu cho tỉnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP toàn tỉnh đạt 11% trong năm 2023.

Theo ông Lê Huy Tuấn, Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính – Tổng hợp, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa: "Sở Công Thương tích cực phổ biến hướng dẫn các hiệp định tự do mới ký kết để nâng cao năng lực hội nhập của doanh nghiệp, và tập trung nắm bắt khó khăn cho doanh nghiệp, đưa dự án sản xuất công nghiệp đã được chấp thuận chủ trương sớm vào hoạt động để có sản phẩm mới, đồng thời tiếp tục xúc tiến đầu tư, phát triển lĩnh vực sản xuất công nghiệp trong năm 2023."

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu