Thứ hai 02/12/2024 19:28

Tăng cường kiểm tra xuất xứ mặt hàng gỗ dán

Bộ Công Thương vừa cảnh báo một số doanh nghiệp Việt nghi tiếp tay cho hàng Trung Quốc bằng cách gian lận về xuất xứ, nhãn mác các lô gỗ dán xuất khẩu từ Việt Nam tới Mỹ.    

Theo Bộ Công Thương, mặt hàng gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. Đến nay, thuế suất thuế nhập khẩu đã nâng từ 10% lên 25%. Điều này làm tăng nguy cơ gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, có thể tác động tiêu cực đến sản xuất, chế biến gỗ dán của Việt Nam.

Nguy cơ tăng gian lận thương mại đối với mặt hàng gỗ dán nhập khẩu vào Mỹ (Ảnh minh họa)

Để phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, dẫn tới nguy cơ Mỹ có thể áp dụng các biện pháp siết chặt quản lý đối với gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan rà soát, kiểm tra công tác quản lý, kiểm tra xuất xứ gỗ dán xuất khẩu, nhập khẩu của các cơ quan hải quan từ năm 2018 đến nay. Đồng thời, tăng cường biện pháp kiểm tra xuất xứ, hoạt động sản xuất kinh doanh gỗ dán của các doanh nghiệp.

Theo thông tin Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cung cấp, Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ đã có nghi vấn và tiến hành điều tra các doanh nghiệp nhập khẩu vi phạm lệnh áp thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng của Mỹ đối với sản phẩm gỗ dán cứng từ Trung Quốc được các đơn vị này nhập khẩu vào Mỹ.

Theo đó, có sự liên đới của một số doanh nghiệp Việt Nam với hành vi vi phạm về thuế của các doanh nghiệp đang bị điều tra. Cụ thể là, các doanh nghiệp Việt Nam đã có hành vi gian lận về xuất xứ, nhãn mác các lô gỗ dán xuất khẩu từ Việt Nam tới Mỹ.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy: Mặt hàng gỗ dán xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019 đã có sự tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước.

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng cho Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Đâu là lý do khiến xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD?

Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024