Thứ bảy 16/11/2024 17:20

Tăng cường kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng ô tô, điện tử, cơ khí

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC) - Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) thuộc nhóm Ngân hàng thế giới và Tổ chức quốc tế ILO đã tổ chức Hội thảo Kết nối doanh nghiệp công nghiệp ô tô- điện tử- cơ khí 2020.

Hội thảo được tổ chức nhằm kết nối, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp đầu chuỗi và các tập đoàn đa quốc gia có chiến lược nội địa hóa, tiếp cận các nhà cung cấp sản phẩm công nghệ hỗ trợ trong nước, tạo nền tảng cho các chương trình đầu tư phát triển công nghiệp, hình thành mạng lưới các nhà sản xuất nhỏ và vừa trong nước.

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) Phạm Tuấn Anh phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Tuấn Anh – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết, phát triển công nghiệp hỗ trợ, từng bước tự chủ nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước là một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam.

Thời gian qua, Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành năm 2015 về phát triển công nghiệp hỗ trợ đã đạt được những kết quả nhất định, các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ và chính sách ưu đãi đối với công nghiệp hỗ trợ ban đầu đã phát huy tác dụng, tạo tính lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp trong nước.

Mới đây nhất, ngày 6/8/2020, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 115 về các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặt mục tiêu đến năm 2025 doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Năm 2030 sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu nội địa; chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp.

Số doanh nghiệp đang hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Không thể phủ nhận, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định, đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. “Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, nhìn chung quy mô và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt còn yếu, chưa đủ lực để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu”- ông Phạm Tuấn Anh nhìn nhận.

Mặt khác, trong thời gian qua, liên kết đầu - cuối trong chuỗi sản xuất vẫn chưa thực sự chặt chẽ. Việt Nam hiện có gần 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia, tỷ lệ nội địa hóa các ngành công nghiệp ô tô, điện tử còn ở mức thấp.

Ông Đỗ Nam Bình - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC)

Do đó, việc thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài; nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu là một trong những giải pháp quan trọng nhất.

Tọa đàm về phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, điện tử, cơ khí

Đáng chú ý, năm 2020 chứng kiến những tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid 19 đến nền kinh tế và các chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự đứt gãy các chuỗi cung ứng đặt ra yêu cầu tái cấu trúc đối với các tập đoàn đa quốc gia theo hướng tăng tỉ lệ nội địa hoá và phân tán rủi ro. Những thay đổi này đặt ra cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tự chủ và năng động hơn trong việc tìm kiếm cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng mới hình thành.

Phiên làm việc 1:1 giữa các doanh nghiệp

Chia sẻ về vấn đề này, ông Đỗ Nam Bình- Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC) cho biết, nắm bắt được tầm quan trọng và tính cần thiết của hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian qua, IDC đã triển khai Chương trình Hỗ trợ, tư vấn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trở thành nhà cung ứng trong chuỗi sản xuất cơ khí, ô tô, điện tử thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2020 với mục tiêu nâng cao năng lực doanh nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô và điện tử, cơ khí chế tạo, đồng thời tổ chức kết nối hiệu quả các doanh nghiệp sản xuất trong nước với các doanh nghiệp bên mua trong và ngoài nước.

Các sản phẩm phụ tùng, linh kiện điện tử, cơ khí trưng bày tại hội thảo

Trong thời gian tới, với sự quan tâm hỗ trợ từ Chính phủ, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo dựng và củng cố mối liên hệ , kết nối giữa các doanh nghiệp trong ngành cơ khí, ô tô, điện tử, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp Việt Nam trong tương lai.

Hội thảo kết nối doanh nghiệp công nghiệp ô tô, điện tử, cơ khí năm 2020 được tổ chức nằm trong khuôn khổ thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2020, hướng đến tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp đầu chuỗi và các tập đoàn đa quốc gia có chiến lược nội địa hóa, tiếp cận các nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước, tạo nền tảng cho các chương trình đầu tư phát triển công nghiệp, hình thành mạng lưới các nhà sản xuất nhỏ và vừa trong nước.
Lan Anh- Bùi Hùng

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp

Cà Mau: Hoạt động kinh tế 10 tháng đầu năm ghi nhận nhiều điểm sáng

Tháng 10, sản xuất công nghiệp tăng ở 59 địa phương trên cả nước