Thứ tư 27/11/2024 06:26

Sức hút đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn

Thời gian gần đây, ngày càng nhiều nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

Sức hút đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn

Ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư lớn

Lần lượt trong thời gian gần đây các nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới hiện nay như SMC, Samsung và Intel đều chọn Việt Nam là cứ điểm đầu tư quan trọng.

Đơn cử, Intel nhiều năm trước đã đầu tư 1 tỷ USD vào sản xuất chip tại Việt Nam và cho đến nay nhà máy này vẫn là một trong những địa điểm sản xuất quan trọng của tập đoàn. Hiện nay, tổ công tác dự án Intel sẽ tiếp tục họp bàn để xem xét về các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ.

Gần đây, Samsung Electronics đã cho xuất xưởng chip bán dẫn 3 nanomet đầu tiên trên thế giới, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc đua chế tạo chip bán dẫn tiên tiến nhất hiện nay. Samsung cũng chuẩn bị điều kiện để sản xuất thử các sản phẩm lưới bóng chip bán dẫn và sẽ sản xuất đại trà từ tháng 7/2023 tại Nhà máy Samsung Electro- Mechanics Việt Nam tại Thái Nguyên.

Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư khác cũng đã và đang lên kế hoạch đầu tư sản xuất các thiết bị, linh kiện bán dẫn tại Việt Nam. Chẳng hạn, Amkor (Hàn Quốc) với kế hoạch 1,6 tỷ USD; Hana Micron (Hàn Quốc) với kế hoạch đầu tư 500 triệu USD tại Việt Nam.

Riêng tại TP. Hồ Chí Minh nhiều năm qua thành phố cũng đã tập trung đầu tưcho ngành công nghiệp bán dẫn.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Thi - Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh cho hay từ năm 2013 các UBND TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn đến 2020 bao gồm 7 đề án thành phần gồm đào tạo, ươm tạo doanh nghiệp, sản xuất, xây dựng chính sách cho ngành vi mạch... Năm 2014, Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (ICDREC) công bố chip thương mại đầu tiên ở Việt Nam mang tên SG8V1 ứng dụng trong điều khiển đèn giao thông, giám sát hành trình xe, điện kế điện tử...

Theo PGS - TS Lê Hoài Quốc - Chủ tịch Hội Tự động hóa TP. Hồ Chí Minh từ nhu cầu liên tục gia tăng của chuỗi cung ứng toàn cầu, ngành công nghiệp bán dẫn ngày càng trở nên sôi động trong thu hút đầu tư. Nhất là khi các ngành sản xuất đang có xu hướng phát triển chậm lại do khan hiếm nguồn cung vi mạch như hiện nay thì đây cũng là cơ hội mới cho Việt thu hút đầu tư vào ngành sản xuất này.

Cần nguồn nhân lực lớn cho ngành công nghiệp bán dẫn

Theo dự báo của Tổ chức phi lợi nhuận World Semiconductor Trade Statistics (WSTS) mới công bố cho thấy thị trường chất bán dẫn trên toàn thế giới đạt giá trị 527 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến tiếp tục tăng 8,8% vào năm 2022 này.

Tại Việt Nam ngành công nghiệp điện tử, vi mạch những năm gần đây đã phát triển thành ngành công nghiệp quan trọng của quốc gia, chiếm bằng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hiện Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu ở lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử. Trong 8 tháng 2022 điện thoại và linh kiện điện tử có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 39,6 tỉ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, với sức ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0, thị trường bán dẫn ở các quốc gia đang phát triển cũng liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đó, Việt Nam được biết đến là một thị trường mới nổi ở khu vực châu Á. Đặc biệt là trong kỷ nguyên IoT (Internet vạn vật), nhu cầu sản phẩm ngành công nghiệp bán dẫn sẽ ngày càng tăng cao.

Tuy nhiên, vấn đề thu hút đầu tư trong các ngành công nghiệp trọng yếu, trong đó có công nghiệp bán dẫn không chỉ nằm ở dung lượng thị trường, công nghiệp hỗ trợ, các chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực này mà còn cần nguồn nhân lực đủ số lượng và chất lượng.

Ông Robert Li - Phó Chủ tịch kinh doanh Synopsys khu vực Đài Loan và Nam Á cho biết để tăng cơ hội thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam, Synopsys sẽ giới thiệu nhiều công nghệ tiên tiến cho Việt Nam giúp tăng cường năng lực thiết kế vi mạch và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Thông qua Synopsys Academic & Research Alliances (SARA), Synopsys sẽ cung cấp chương trình phần mềm dành cho đại học bao gồm chương trình giảng dạy, tài nguyên giáo dục và chương trình “Đào tạo giảng viên” để thiết lập trung tâm thiết kế chip.

Ngọc Thảo
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP