Sắp diễn ra triển lãm ngành công nghiệp đồ uống

Sáng 18/2, tại Hà Nỗi đã diễn ra họp báo thông tin về Triển lãm dành cho ngành Công nghiệp Đồ uống và Thực phẩm dạng lỏng (Drinktec 2025).
Thị trường nước giải khát tăng nhiệt ngay đầu hè Bí quyết nào giúp Trung Nguyên Legend chinh phục thị trường Trung Quốc Thị trường đồ uống có cồn Việt Nam có thực sự hấp dẫn?

Việt Nam nhập khẩu nhiều thiết bị, máy móc ngành đồ uống

Thông tin tại buổi họp báo sự kiện Triển lãm dành cho ngành Công nghiệp Đồ uống và Thực phẩm dạng lỏng (Drinktec 2025) do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Yontex phối hợp với Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức sáng 18/2, tại Hà Nội, Hiệp hội Kỹ thuật cơ khí VDMA (Đức) thông tin, ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống toàn cầu đang phát triển mạnh, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực cạnh tranh gay gắt, với áp lực về giá cả, sự đổi mới sản phẩm liên tục và vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn. Đầu tư vào công nghệ tiên tiến giúp nâng cao hiệu suất, tăng tính linh hoạt và tối ưu hóa quy trình sản xuất bền vững đang thúc đẩy nhu cầu đối với máy móc.

Sắp diễn ra triển lãm ngành công nghiệp đồ uống
Họp báo sự kiện Triển lãm dành cho ngành Công nghiệp Đồ uống và Thực phẩm dạng lỏng (Drinktec 2025)

Theo số liệu của VDMA, thương mại toàn cầu về máy móc chế biến thực phẩm và đóng gói đã liên tục tăng trưởng, đạt kỷ lục 52,6 tỷ Euro vào năm 2023. Trong giai đoạn 2014-2023, tổng giá trị thương mại quốc tế của ngành đạt 428 tỷ Euro, tăng 46%.

Trong đó, châu Âu hiện là thị trường tiêu thụ máy móc chế biến thực phẩm và đóng gói lớn nhất thế giới, chiếm 41% thị phần. Châu Á đứng thứ hai với 19%, tiếp theo là Bắc Mỹ (18%), Trung Đông - châu Phi (10%), Mỹ Latinh (9%)... Ý, Đức và Trung Quốc là 3 quốc gia cung cấp máy móc lớn nhất thế giới.

Việt Nam là thị trường nhập khẩu đáng chú ý. Riêng năm 2023, tổng giá trị máy móc ngành đồ uống nhập khẩu vào Việt Nam đạt 517 triệu Euro, trong đó hơn một nửa đến từ Trung Quốc. Ý đứng thứ hai với 50 triệu Euro, tiếp theo là Nhật Bản (44 triệu Euro), Hàn Quốc (43 triệu Euro) và Đức (32 triệu Euro).

Đối với nhu cầu tiêu thụ đồ uống, dẫn nguồn dữ liệu từ Euromonitor International - một tổ chức nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Anh, ông Markus Kosak - Giám đốc Điều hành chuỗi Triển lãm Drinktec tại Yontex cho biết, tổng sản lượng tiêu thụ nước giải khát toàn cầu dự kiến sẽ tăng 16%, đạt 972 tỷ lít vào năm 2028. Đáng chú ý, châu Á chiếm gần 1/3 tổng lượng tiêu thụ nước giải khát toàn cầu và được dự báo sẽ có mức tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn 2024-2028.

Cũng theo Euromonitor International, doanh số nước giải khát tại khu vực châu Á sẽ tăng 22%, đạt 294 tỷ lít vào năm 2028. Năm 2024, tổng sản lượng tiêu thụ nước giải khát tại Việt Nam đạt gần 6 tỷ lít, với dự báo sẽ tăng 28% vào năm 2028.

Thông tin thêm, ông Richard Clemens - Giám đốc Điều hành của hai Hiệp hội: Hiệp hội Máy chế biến thực phẩm và Đóng gói; Hiệp hội Thiết bị và Nhà máy chế biến dẫn báo cáo của Euromonitor International cho biết, doanh số đồ uống có cồn tại khu vực châu Á sẽ tăng 8%, từ 85,3 tỷ lít hiện nay lên khoảng 92,4 tỷ lít vào năm 2028, trong đó, bia sẽ chiếm khoảng 80% tổng lượng tiêu thụ. Trung Quốc dẫn đầu top 10 thị trường tiêu thụ đồ uống có cồn, với thị phần trên 60%, theo sau là Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam. Việt Nam xếp thứ 8 trong top 10 thị trường đồ uống lớn nhất châu Á.

Dự báo, lượng tiêu thụ đồ uống có cồn tại Việt Nam sẽ tăng gần 50%, từ 4,3 tỷ lít lên 6,5 tỷ lít vào năm 2028, mức tăng trưởng cao nhất trong top 10 thị trường lớn nhất châu Á. “Xu hướng sức khỏe, công thức mới, thành phần chức năng và tầm quan trọng ngày càng tăng của protein trong đồ uống đang mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới. Drinktec 2025 sẽ cung cấp những giải pháp cho các vấn đề này, tập trung vào các chủ đề chính bao gồm Quản lý tài nguyên và dòng tuần hoàn, Giá trị từ dữ liệu, Phong cách sống và sức khỏe,” ông Richard Clemens cho hay.

Drinktec 2025: Cơ hội cho doanh nghiệp bia, rượu, nước giải khát Việt

Trong bối cảnh ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam và thế giới nói chung đứng trước sự tăng trưởng mạnh, Triển lãm Drinktec 2025 sẽ được tổ chức từ 15/9-19/9/2025 tại thành phố Munich, Cộng hòa Liên bang Đức với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp từ khoảng 60 quốc gia. Sự kiện khẳng định vị thế nền tảng hàng đầu để giới thiệu những giải pháp đột phá cho ngành đồ uống và thực phẩm lỏng toàn cầu.

Tại Drinktec 2025, chủ đề trọng tâm “Data2Value” sẽ đi sâu vào các hoạt động số hóa trong ngành, nhấn mạnh cách công cụ trí tuệ nhân tạo AI đang mở rộng tiềm năng ứng dụng dữ liệu trên toàn bộ chuỗi giá trị. Tích hợp dữ liệu chuyên sâu mang lại lợi ích to lớn cho nhiều quy trình sản xuất đồ uống và thực phẩm lỏng – từ việc tận dụng dữ liệu bên ngoài, đến công cụ dự báo dựa trên học máy, giúp phát hiện những mối tương quan quan trọng trong công thức sản phẩm, công nghệ chế biến và vận hành nhà máy.

Tiếp cận công nghệ hiện đại ngành đồ uống tại Drinktec 2025
Ông Nguyễn Văn Việt trao đổi với phóng viên bên lề họp báo

Theo ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch VBA, Việt Nam là nước nhiệt đới Đông Nam Á. Thói quen sử dụng đồ uống truyền thống, đặc biệt bia rất được ưa chuộng.

Drinktec 2025 là sự kiện được các doanh nghiệp ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam rất quan tâm. Đây là sự kiện được tổ chức 4 năm 1 lần tại Munich – Đức. Trong các kỳ triển lãm trước, các doanh nghiệp Việt đều tham dự đông đảo, từ đó học hỏi kinh nghiệm nâng cao công nghệ và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

“Hội thảo trong khuôn khổ triển lãm đưa tới các công nghệ mới nhất, những kỹ thuật cao nhất và phát triển ở thời kỳ 4.0 và 5.0 hiện nay, đây là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các công nghệ hàng đầu của Đức, châu Âu và các nước khác trên thế giới, qua hội thảo này cũng là cơ hội giúp ngành đồ uống Việt Nam phát triển để đáp ứng được công nghệ số, kỹ thuật số cũng như những chuyển đổi công nghệ xanh, công nghệ tuần hoàn và đáp ứng được giai đoạn phát triển hiện nay” - ông Nguyễn Văn Việt cho hay.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương bên lề họp báo, ông Nguyễn Văn Việt cho hay, doanh nghiệp Việt Nam luôn chủ động tiếp cận công nghệ hiện đại. Tất cả các nhà máy nước giải khát, nhà máy bia… đều có trang thiết bị cập nhật hiện đại nhất không thua kém bất kỳ nước nào trên thế giới. Những công nghệ mới như AI (trước đây gọi là tự động hóa) đã được đưa vào nhiều doanh nghiệp, từ đó giúp cho ngành đồ uống của Việt Nam tiếp cận, cũng như phát triển và đuổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.

“Ngành đồ uống Việt Nam đang ở mức trình độ trung bình và các doanh nghiệp đang phấn đấu để vươn lên để đuổi kịp các nước phát triển. Drinktec 2025 sẽ là cơ hội giúp doanh nghiệp vươn lên, ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường” – ông Nguyễn Văn Việt chia sẻ.

Drinktec 2025, sẽ đi sâu vào các hoạt động số hóa, nhấn mạnh cách công cụ trí tuệ nhân tạo AI đang mở rộng tiềm năng ứng dụng dữ liệu trên toàn bộ chuỗi giá trị, mang lại lợi ích to lớn cho nhiều quy trình sản xuất đồ uống và thực phẩm lỏng, thân thiện với môi trường.
Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ngành đồ uống Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Đầu tư cho tự động hóa sản xuất nhằm tăng năng suất là bắt buộc với doanh nghiệp dệt may nếu muốn tiếp tục cạnh tranh, tồn tại trên thị trường xuất khẩu.
Infographic | Điểm tên 10 hãng sơn quen thuộc tại thị trường Việt Nam

Infographic | Điểm tên 10 hãng sơn quen thuộc tại thị trường Việt Nam

Đây là 10 hãng sơn thông dụng được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam
Thiếu lao động - cảnh báo

Thiếu lao động - cảnh báo 'nóng’ với doanh nghiệp da giày

Khi đơn hàng tương đối ổn định, doanh nghiệp da giày lại lo ngại về tình trạng thiếu lao động, chi phí nhân công ngày một tăng cao đã ‘ăn sâu’ vào lợi nhuận.
Lo tăng thuế, doanh nghiệp dệt may tranh thủ

Lo tăng thuế, doanh nghiệp dệt may tranh thủ 'chạy nước rút'

Phòng ngừa khả năng hàng dệt may của Việt Nam bị tăng thuế nhập khẩu, tranh thủ cơ hội có đơn hàng, ngay từ đầu năm nhiều doanh nghiệp đã ''chạy nước rút".

Tin cùng chuyên mục

May 10 tăng tốc cho đơn hàng xuất khẩu đầu năm 2025

May 10 tăng tốc cho đơn hàng xuất khẩu đầu năm 2025

Để góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, ngay sau kỳ nghỉ Tết, May 10 đã tập trung sản xuất cao độ cho đơn hàng xuất khẩu sang EU và Mỹ vào 8/2/2025.
Hà Nội: Đặt mục tiêu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt từ 6,95%

Hà Nội: Đặt mục tiêu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt từ 6,95%

Hoạt động sản xuất công nghiệp năm 2024 có xu hướng phục hồi tích cực. Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng từ 6,95% trở lên.
Lai Châu đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến

Lai Châu đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến

Với lợi thế về vùng nguyên liệu, sản phẩm nông lâm nghiệp và đặc biệt là cây chè… tỉnh Lai Châu đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến.
May 10 phát động thi đua lao động sản xuất năm 2025

May 10 phát động thi đua lao động sản xuất năm 2025

Sáng 2/1/2025, tại Hà Nội, Tổng công ty May 10-CTCP (May 10) tổng kết hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2024, phát động thi đua lao động sản xuất năm 2025.
Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Không còn gia công đơn thuần, doanh nghiệp da giày đã đầu tư công nghệ, chủ động mẫu mã, nguyên liệu và tiến lên nấc cao hơn trong chuỗi sản xuất.
Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững là bắt buộc nhưng để tuân thủ, doanh nghiệp da giày đối mặt với nhiều thách thức.
Ứng dụng công nghệ -

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Giá đơn hàng thấp, trong khi chi phí đầu vào tăng được nhận định là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may trong nước năm 2024 và cả năm 2025.
Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch của châu Âu về kinh tế tuần hoàn với mức độ đòi hỏi cao về môi trường, trách nhiệm xã hội được đánh giá là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may.
Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chính phủ đã ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Sáng 19/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập Vitas và Hội nghị Tổng kết 2024.
Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch.
Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Xanh hóa sản xuất là đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức.
Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Sáng 23/10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành dệt may Việt Nam tầm nhìn 2045 - Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất”.
Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã tích cực thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, sức cạnh tranh trên thị trường.
Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho Chiến lược phát triển ngành sữa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Thiếu lao động lại khó tuyển dụng bổ sung, doanh nghiệp dệt may vừa chật vật lo đáp ứng thời gian giao hàng, vừa tính chuyện gia tăng năng suất.

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động