Hà Nội: Đặt mục tiêu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt từ 6,95%

Hoạt động sản xuất công nghiệp năm 2024 có xu hướng phục hồi tích cực. Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng từ 6,95% trở lên.
Bình Phước: Chỉ số toàn ngành công nghiệp tăng gần 18% Thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp: Làm sao hiệu quả? Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Khẩn trương xây dựng Chương trình phát triển ngành công nghiệp môi trường

Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2024 tăng 6,2%

Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2024 ước tăng 6,2%, đóng góp 0,82 điểm phần trăm vào mức tăng 6,52% của GRDP (chiếm 12,6%). Cụ thể, quý I tăng 5,09%; quý II tăng 5,63%; quý III tăng 6,56%; quý IV tăng 7,08%. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 5,82%; sản xuất phân phối điện tăng 9,48%; cung cấp nước và quản lý, xử lý, nước thải tăng 10,32%.

Công nhân đang làm việc tại Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu (EMTC) tại lô 18 Khu công nghiệp Quang Minh, thị trấn Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: N.H
Công nhân đang làm việc tại Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu (EMTC) tại lô 18 Khu công nghiệp Quang Minh, thị trấn Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: N.H

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2024 ước tăng 5,9% so với năm 2023. Cụ thể, quý I tăng 4,6%; quý II tăng 5,7%; quý III tăng 6,0%; quý IV tăng 7,1%. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 9,3%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 10,6%; khai khoáng tăng 0,5%.

Trong năm nay, một số ngành chế biến, chế tạo có chỉ số IIP tăng khá so với năm trước. Cụ thể, sản xuất máy móc thiết bị tăng 27,4%; sản xuất trang phục tăng 9,5%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 8,9%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 8,2%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính tăng 8%.

Chỉ số tiêu thụ sản phẩm năm 2024 tăng 8,2% so với năm 2023, trong đó một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ tăng như: Máy móc, thiết bị tăng 30%; dệt tăng 29,3%; thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 18,7%; sản phẩm điện tử, máy vi tính tăng 9,2%; xe có động cơ tăng 8,2%; sản phẩm từ cao su và plastic tăng 8,2%; trang phục tăng 6,4%.

Về chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thời điểm cuối năm 2024 giảm 11,5% so với cuối năm 2023, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm gồm: In, sao chép bản ghi giảm 51,7%; da và sản phẩm liên quan giảm 49,8%; đồ uống giảm 40,5%; thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 39,3%; dệt giảm 36,2%.

Năm 2024, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp giảm 0,6% so với năm trước, trong đó, lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực Nhà nước tăng 1,5%; khu vực ngoài Nhà nước giảm 4,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,3%.

Theo bà Nguyễn Kiều Oanh – Phó giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội, trong năm qua, ngành Công Thương Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp mang tính đột phá, thực hiện quyết liệt các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Trung ương và thành phố trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ, xúc tiến xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ; tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ khởi công, đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn, góp phần tạo mặt bằng sạch cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, ngành Công Thương cũng đề ra các giải pháp hỗ trợ giảm lượng hàng tồn kho, tăng chỉ tiêu xuất khẩu thông qua các sự kiện xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp qua sàn thương mại điện tử...

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thủ đô vẫn còn những khó khăn do việc tiếp cận đất đai của doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó, trong khi hạ tầng các cụm công nghiệp đang hoạt động chưa đồng bộ, xuống cấp; tiến độ giải phóng mặt bằng các cụm công nghiệp đang đầu tư xây dựng còn chậm, thủ tục tiếp nhận nhà đầu tư thứ phát chưa thống nhất…

Mặt khác, do chưa kêu gọi được những dự án đầu tư sản xuất lớn, có tính dẫn dắt các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, nên công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ chưa tương xứng với tiềm năng của Hà Nội. Các chính sách hỗ trợ của thành phố đối với các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực chưa thực sự rõ nét...

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hiện vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Do quy mô chủ yếu của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ nên đa số có trình độ công nghệ, quản lý thấp, nguồn nhân lực hạn chế… dẫn tới khó có thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của đối tác về tiêu chuẩn, chất lượng, giá thành, thời gian giao hàng…

Phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm tới 88%), lại thiếu thông tin thị trường và cơ hội tiếp cận khách hàng. Bên cạnh đó, sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp cũng đang kìm hãm sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước chưa tham gia sâu vào hệ sinh thái và chuỗi giá trị của các doanh nghiệp đầu chuỗi và doanh nghiệp nước ngoài.

Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp phấn đấu tăng từ 6,95% trở lên. Để đạt được mục tiêu đặt ra, ngành Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố nhằm hoàn thành mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Hà Nội cơ bản trở thành thành phố công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố công nghiệp hiện đại; phát triển các ngành sản xuất công nghiệp có chọn lọc, đột phá vào những ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao, làm cơ sở phát triển kinh tế tri thức; là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nước.

Tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại của khu vực và quốc tế, là trung tâm công nghệ thông tin của cả nước; tăng hàm lượng khoa học, công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa của sản phẩm công nghiệp; phát triển mạnh các ngành, các sản phẩm công nghiệp vượt trội có lợi thế cạnh tranh, tác dụng dẫn đường thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức; tham gia có hiệu quả vào các chuỗi giá trị gia tăng và mạng phân phối toàn cầu.

Trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với các bài toán lớn về địa chính trị, kinh tế; áp lực lạm phát toàn cầu được đánh giá sẽ chậm lại nhưng vẫn ở mức cao…, để hỗ trợ doanh nghiệp, ngành Công Thương Hà Nội sẽ phấn đấu 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ. Đồng thời, thành phố chú trọng triển khai hiệu quả, kịp thời các chính sách về lãi suất, tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và các lĩnh vực ưu tiên...

Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ các điểm nghẽn, khó khăn vướng mắc, nhất là các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất, tạo đà phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với đó, thành phố tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hóa; theo sát diễn biến của kinh tế thế giới, làm tốt thông tin thị trường, nhất là thị trường tiềm năng; hướng dẫn, hỗ trợ các hiệp hội và doanh nghiệp khai thác, phát huy các thị trường truyền thống và khai mở thị trường mới, giàu tiềm năng; đẩy mạnh tuyên truyền về các hiệp định thương mại tự do, giúp doanh nghiệp nắm rõ cơ hội để thúc đẩy đầu tư sản xuất, liên kết chuỗi.

Thành phố đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong nước. Việc kết nối doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài để tìm kiếm đối tác, đơn hàng, thị trường thông qua các hội nghị kết nối giao thương, hội chợ, triển lãm... cũng là những giải pháp quan trọng được TP. Hà Nội triển khai quyết liệt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ trên thị trường nội địa, giảm hàng tồn kho.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị:

Ngành Công Thương Hà Nội cần có giải pháp hết sức cụ thể để thúc đẩy phát triển công nghiệp. Theo đó, tập trung phát triển công nghiệp ưu tiên, công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư để có những dự án công nghiệp lớn có vai trò quan trọng đi vào vận hành nhằm gia tăng năng lực sản xuất.

Tập trung thu hút đầu tư vào 7 cụm công nghiệp đã hoàn thành công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật; tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật 27 cụm công nghiệp đã động thổ, khởi công và khởi công nốt 9 cụm công nghiệp đã được thành lập giai đoạn 2018-2020. Tiếp tục kiểm tra, phối hợp với các huyện có cụm công nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động của 70 cụm công nghiệp đang hoạt động.

Tham mưu UBND Thành phố thành lập mới các cụm công nghiệp theo Quy hoạch và quy định Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ. Tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, sử dụng điện với chất lượng cao, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ngành công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Đầu tư cho tự động hóa sản xuất nhằm tăng năng suất là bắt buộc với doanh nghiệp dệt may nếu muốn tiếp tục cạnh tranh, tồn tại trên thị trường xuất khẩu.
Infographic | Điểm tên 10 hãng sơn quen thuộc tại thị trường Việt Nam

Infographic | Điểm tên 10 hãng sơn quen thuộc tại thị trường Việt Nam

Đây là 10 hãng sơn thông dụng được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam
Thiếu lao động - cảnh báo

Thiếu lao động - cảnh báo 'nóng’ với doanh nghiệp da giày

Khi đơn hàng tương đối ổn định, doanh nghiệp da giày lại lo ngại về tình trạng thiếu lao động, chi phí nhân công ngày một tăng cao đã ‘ăn sâu’ vào lợi nhuận.
Lo tăng thuế, doanh nghiệp dệt may tranh thủ

Lo tăng thuế, doanh nghiệp dệt may tranh thủ 'chạy nước rút'

Phòng ngừa khả năng hàng dệt may của Việt Nam bị tăng thuế nhập khẩu, tranh thủ cơ hội có đơn hàng, ngay từ đầu năm nhiều doanh nghiệp đã ''chạy nước rút".
Sắp diễn ra triển lãm ngành công nghiệp đồ uống

Sắp diễn ra triển lãm ngành công nghiệp đồ uống

Sáng 18/2, tại Hà Nỗi đã diễn ra họp báo thông tin về Triển lãm dành cho ngành Công nghiệp Đồ uống và Thực phẩm dạng lỏng (Drinktec 2025).

Tin cùng chuyên mục

May 10 tăng tốc cho đơn hàng xuất khẩu đầu năm 2025

May 10 tăng tốc cho đơn hàng xuất khẩu đầu năm 2025

Để góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, ngay sau kỳ nghỉ Tết, May 10 đã tập trung sản xuất cao độ cho đơn hàng xuất khẩu sang EU và Mỹ vào 8/2/2025.
Lai Châu đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến

Lai Châu đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến

Với lợi thế về vùng nguyên liệu, sản phẩm nông lâm nghiệp và đặc biệt là cây chè… tỉnh Lai Châu đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến.
May 10 phát động thi đua lao động sản xuất năm 2025

May 10 phát động thi đua lao động sản xuất năm 2025

Sáng 2/1/2025, tại Hà Nội, Tổng công ty May 10-CTCP (May 10) tổng kết hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2024, phát động thi đua lao động sản xuất năm 2025.
Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Không còn gia công đơn thuần, doanh nghiệp da giày đã đầu tư công nghệ, chủ động mẫu mã, nguyên liệu và tiến lên nấc cao hơn trong chuỗi sản xuất.
Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững là bắt buộc nhưng để tuân thủ, doanh nghiệp da giày đối mặt với nhiều thách thức.
Ứng dụng công nghệ -

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Giá đơn hàng thấp, trong khi chi phí đầu vào tăng được nhận định là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may trong nước năm 2024 và cả năm 2025.
Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch của châu Âu về kinh tế tuần hoàn với mức độ đòi hỏi cao về môi trường, trách nhiệm xã hội được đánh giá là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may.
Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chính phủ đã ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Sáng 19/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập Vitas và Hội nghị Tổng kết 2024.
Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch.
Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Xanh hóa sản xuất là đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức.
Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Sáng 23/10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành dệt may Việt Nam tầm nhìn 2045 - Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất”.
Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã tích cực thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, sức cạnh tranh trên thị trường.
Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho Chiến lược phát triển ngành sữa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Thiếu lao động lại khó tuyển dụng bổ sung, doanh nghiệp dệt may vừa chật vật lo đáp ứng thời gian giao hàng, vừa tính chuyện gia tăng năng suất.
Cách nào phát triển thời trang Việt?

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là một trong những trở ngại lớn khiến ngành thời trang của Việt Nam chưa phát triển mạnh.

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động