Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Câu chuyện của doanh nghiệp tiên phong

Theo bà Nguyễn Thị Minh Hải - Trưởng ban Phát triển bền vững, Công ty CP - Tổng công ty May Bắc Giang (LGG), cũng giống như các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu khác, LGG nằm trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Tiêu chuẩn xanh hóa của các nhà nhập khẩu đặt ra ngày càng chặt chẽ hơn, đòi hỏi mức độ nhận diện và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội ngày càng cao.

Ngay từ rất sớm, khi xây dựng dự án mới doanh nghiệp đã tập trung vào đầu tư xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Đến thời điểm hiện tại, 40% lượng điện tiêu thụ của toàn nhà máy là năng lượng mặt trời.

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh
Ứng dụng thiết bị công nghệ hiện đại là yếu tố quan trọng "thúc" quá trình chuyển đổi xanh của doanh nghiệp dệt may. Ảnh: Hải Linh

Ngoài ra, LGG cũng sử dụng những biện pháp để tiết kiệm năng lượng, như chuyển toàn bộ hệ thống đèn huỳnh quang trước đây sang hệ thống đèn LED hoặc có những chính sách về tiết kiệm năng lượng để phổ biến cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên; chuyển từ sử dụng lò hơi đốt than sang lò hơi đốt nhiên liệu sạch biomass; sử dụng các hóa chất thân thiện hơn với môi trường và đảm bảo an toàn cho người lao động; nước thải đầu ra của nhà máy có thể tái sử dụng.

Nhà máy cũng chú trọng việc đánh giá những chứng chỉ về tái chế toàn cầu, chứng chỉ về sử dụng nguyên liệu tái chế hoặc chứng chỉ lông vũ có trách nhiệm và rất nhiều chứng về trách nhiệm xã hội khác mà khách hàng yêu cầu trong quá trình tham gia vào chuỗi cung ứng và hàng loạt những hoạt động về nâng cao nhận thức của người lao động.

Khi tham gia vào chuỗi cung ứng xanh cũng như thực hiện những hoạt động về phát triển xanh, phát triển bền vững, lợi ích đầu tiên chúng tôi nhận thấy đó là doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Cùng đó, nâng cao mức độ nhận diện, vị thế của doanh nghiệp cũng được cải thiện, năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác cũng được khách hàng đánh giá cao”, bà Hải cho hay.

Không chỉ LGG, đứng trước yêu cầu về tăng trưởng bền vững của các thị trường nhập khẩu, cộng đồng doanh nghiệp dệt may trong nước đã tích cực, chủ động chuyển đổi xanh trong sản xuất. Tiêu biểu như, May 10, May Phong Phú, May Việt Tiến, May Đức Giang…

Với May 10, ông Thân Đức Việt - Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 - CTCP cho biết, khoảng 3 năm trở lại đây, May 10 đã triển khai nhiều hoạt động xanh hóa sản xuất như đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, sử dụng ít điện năng; đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời, điện áp mái; liên kết chuỗi sản xuất tại Việt Nam và nước ngoài để sử dụng nhiều nhất các sản phẩm tái chế, từ thiên nhiên…

Xanh hóa sản xuất không còn là việc muốn hay không mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp hướng tới xuất khẩu bền vững. Ngay cả trong quá trình sản xuất, những nhiên liệu đầu vào đốt bằng than cũng đang được chuyển đổi sang nhiên liệu đốt bằng điện sinh khối nhằm bảo đảm lượng khí thải carbon ít nhất. Dự kiến, trong năm 2024, nếu toàn bộ dự án của May 10 đi vào hoạt động sẽ giúp giảm phát thải hơn 20.000 tấn carbon ra môi trường”, ông Việt nhấn mạnh.

Vượt khó cho mục tiêu dài hơi

Dù đã chủ động chuyển đổi xanh trong sản xuất, kinh doanh tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều thách thức trong công tác này, ngay cả với doanh nghiệp có quy mô lớn.

Bà Hải nhận diện, khó khăn đầu tiên với doanh nghiệp là nguồn vốn. Vốn đầu tư cho các hạng mục phát triển xanh đòi hỏi rất nhiều, ví dụ như hệ thống năng lượng mặt trời, hoặc hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế đều cần nguồn vốn rất lớn.

Khó khăn thứ 2 là trình độ kỹ thuật cũng như năng lực công nghệ của người lao động còn hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, điện gió.

Khó khăn thứ 3 là hướng dẫn và bước đi cụ thể của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp, để doanh nghiệp có những lộ trình rõ ràng trong thực hiện mục tiêu xanh.

Ở góc độ đơn vị tư vấn, ông Lê Xuân Thịnh - Giám đốc Công ty TNHH Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam - chỉ ra, công cuộc chuyển đổi xanh của doanh nghiệp dệt may cũng có rất nhiều thách thức. Trong đó, các đơn vị chức năng đã xây dựng chính sách trong lĩnh vực này nhưng các hướng dẫn, tiêu chuẩn cụ thể hiện chưa có vì vậy doanh nghiệp lúng túng trong thực hiện.

Bên cạnh đó, các định chế tài chính, ngân hàng cho vay nguồn vốn xanh nhưng phần lớn các doanh nghiệp dệt may trong chuỗi giá trị có quy mô vừa và nhỏ gặp khó khăn trong xây dựng hồ sơ tài chính để tiếp cận với nguồn vốn này.

Để giúp doanh nghiệp dệt may trong nước khắc phục những khó khăn trên, tiến nhanh trên con đường chuyển đổi xanh, ông Thịnh, đề xuất, về chính sách, đã có Luật Bảo vệ môi trường đi kèm Nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện nhưng chưa có những tiêu chuẩn cụ thể, như tiêu chuẩn xanh cho ngành dệt may, hay còn thiếu tài liệu hướng dẫn để doanh nghiệp có thể thực hiện được lộ trình. Bên cạnh đó, cần có những khuyến khích về các cơ chế tài chính, chẳng hạn như ưu đãi về vốn, thuế, về tiếp cận khoa học công nghệ cho doanh nghiệp thực hiện xanh.

Cần có sự hỗ trợ, đặc biệt là từ hiệp hội ngành hàng để có thể xây dựng được đội ngũ nhân lực cho quá trình chuyển đổi xanh.

Về phía doanh nghiệp, cần thiết phải chuẩn bị một lộ trình tiến tới chuyển đổi xanh. Lộ trình này ngoài việc phù hợp với khả năng, còn cần thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong quá trình thực hiện từ lãnh đạo đến nhân viên.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phương hướng xử lý tài sản công trong quá trình tinh gọn bộ máy ra sao?

Phương hướng xử lý tài sản công trong quá trình tinh gọn bộ máy ra sao?

Bộ Tài chính cho biết khi xử lý tài sản công trong quá trình tinh gọn bộ máy, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo xanh ESG: Chìa khóa phát triển nông nghiệp bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo xanh ESG: Chìa khóa phát triển nông nghiệp bền vững

Chuyển đổi xanh ESG, xây dựng mô hình dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chuyển đổi xanh gắn kết với địa phương, chìa khóa cho phát triển nông nghiệp bền vững.
Chuyển đổi xanh: Doanh nghiệp không còn sự lựa chọn khác

Chuyển đổi xanh: Doanh nghiệp không còn sự lựa chọn khác

Chuyển đổi xanh đang là một lựa chọn bắt buộc đối với các doanh nghiệp nếu muốn gia tăng cơ hội hút vốn đầu tư và đưa sản phẩm ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Sớm hoàn thiện chính sách và ban hành kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn

Sớm hoàn thiện chính sách và ban hành kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn

Đây là ý kiến chung của nhiều đại biểu tham dự Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam năm 2024 diễn ra tại Hà Nội ngày 10/12/2024.
Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn: Thúc đẩy tương lai xanh Việt Nam

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn: Thúc đẩy tương lai xanh Việt Nam

Ngày 10 tháng 12, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức 'Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024' với chủ đề 'Từ lập kế hoạch đến hành động'.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng giới thiệu sổ tay ứng phó cho động vật đồng hành trong bối cảnh thiên tai

Đà Nẵng giới thiệu sổ tay ứng phó cho động vật đồng hành trong bối cảnh thiên tai

Hội Chữ thập đỏ TP. Đà Nẵng vừa ra mắt Sổ tay hướng dẫn các hành động ứng phó cho động vật đồng hành trong bối cảnh thiên tai điển hình tại TP. Đà Nẵng.
Panasonic khởi động chiến dịch

Panasonic khởi động chiến dịch 'Dẫn đầu sống xanh - mở tương lai bền vững'

Panasonic Việt Nam phát động chiến dịch “Dẫn đầu sống xanh - mở tương lai bền vững”, đánh dấu sự trở lại của chương trình “Cùng Gen G Sống xanh đi” mùa thứ ba.
AEON vào top 3 doanh nghiệp bền vững ngành thương mại dịch vụ

AEON vào top 3 doanh nghiệp bền vững ngành thương mại dịch vụ

Vừa qua, tại Lễ Công bố Doanh nghiệp Bền vững (CSI) 2024, AEON Việt Nam tự hào lần thứ hai liên tiếp được vinh danh trong Top 3 ngành thương mại – dịch vụ.
Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Một trong những tiêu chí để được xuất hàng sang châu Âu mà doanh nghiệp cần ghi nhớ đó là thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó có thúc đẩy bình đẳng giới.
Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Huyện Đồng Văn, Hà Giang phấn đấu hoàn thành xóa 89 ngôi nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có công trước Tết Nguyên đán 2025.
Từ năm 2025, người lái xe gặp tai nạn giao thông bị giữ phương tiện trong trường hợp nào?

Từ năm 2025, người lái xe gặp tai nạn giao thông bị giữ phương tiện trong trường hợp nào?

Khi gặp tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện không có lỗi và không vi phạm các quy định khác thì phương tiện phải được trả ngay.
MM Mega Market Việt Nam được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ

MM Mega Market Việt Nam được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ

Ngày 29/11/2024, MM Mega Market Việt Nam đã được vinh danh trong hạng mục Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ.
Vũng Tàu: LSP tặng 160 thùng rác tái chế và đổi quà lấy rác tại xã Long Sơn

Vũng Tàu: LSP tặng 160 thùng rác tái chế và đổi quà lấy rác tại xã Long Sơn

Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn đã trao tặng 160 thùng rác tái chế cho người dân xã đảo Long Sơn (TP. Vũng Tàu) và tổ chức hoạt động “Green day”- đổi rác lấy quà.
Văn hóa kinh doanh: Nhìn từ ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp

Văn hóa kinh doanh: Nhìn từ ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp

Ngoài tạo ra sản phẩm có chất lượng, uy tín với người tiêu dùng, văn hóa kinh doanh còn được thể hiện qua ý thức của doanh nghiệp trong ứng xử với môi trường.
SASCO được vinh danh Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững

SASCO được vinh danh Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững

Ngày 29/11 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất tiếp tục lần thứ 9 được vinh danh Top 10 doanh nghiệp Phát triển bền vững 2024.
100 doanh nghiệp bền vững được biểu dương tại CSI 2024

100 doanh nghiệp bền vững được biểu dương tại CSI 2024

Lễ công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam 2024 đã biểu dương 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu ở cả lĩnh vực sản xuất và thương mại dịch vụ.
Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam’

Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam’

Sáng 28/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH ASHUI tổ chức Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam”.
17 doanh nghiệp được vinh danh nhờ đóng góp vào thúc đẩy bình đẳng giới

17 doanh nghiệp được vinh danh nhờ đóng góp vào thúc đẩy bình đẳng giới

17 doanh nghiệp Việt Nam vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp thúc đẩy bình đẳng giới.
Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Với xu hướng phát triển kinh tế xanh, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu Net Zero bằng cách kết hợp công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và thúc đẩy tài chính xanh
Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Bên cạnh sự quan tâm của cơ quan nhà nước, công tác thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam thời gian qua còn có sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp.
Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới đã mang lại những cơ hội thiết thực cho phụ nữ Việt Nam trong công việc, cuộc sống và đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững.
Hà Nội: Phấn đấu 100% siêu thị không sử dụng túi nilon khó phân hủy vào năm 2025

Hà Nội: Phấn đấu 100% siêu thị không sử dụng túi nilon khó phân hủy vào năm 2025

Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu 70-80% các chợ truyền thống; 100% các siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng túi nilon khó phân hủy.
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Không chỉ là nhiệm vụ, chuyển đổi xanh còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Lộ trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện và khử phát thải cacbon trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Việt Nam cần tập trung vào 5 trụ cột.
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Để đáp ứng nhu cầu di chuyển trong dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Việt Nam đang tăng cường hàng trăm ngàn ghế và thuê thêm tàu bay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động