Phân khúc bất động sản nào ở Thái Nguyên hút nhà đầu tư nhất? Thái Nguyên xây 'cao tốc số' cho hàng hóa địa phương Thông tin mới nhất về vụ nổ lò hơi ở Thái Nguyên |
Định vị chiến lược mới trong nền kinh tế dữ liệu
Trong bối cảnh dữ liệu số và công nghiệp bán dẫn đang trở thành "mạch máu" mới của nền kinh tế toàn cầu, Thái Nguyên đã sớm xác định vai trò chiến lược của mình trong bản đồ hạ tầng số quốc gia.
Với tư duy đi trước và hành động nhanh, địa phương này đã chủ động định vị mình như một "cứ điểm dữ liệu" trọng yếu, nơi quy tụ các yếu tố cốt lõi để phát triển trung tâm dữ liệu hiện đại, từ hạ tầng công nghiệp, vị trí địa chính trị, đến nguồn nhân lực và cam kết chính trị rõ ràng.
Việc thu hút đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu tại tỉnh đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Địa phương này đang nỗ lực triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050...
Đây là hai trụ cột song hành hạ tầng và con người, tạo nền móng vững chắc cho một hệ sinh thái công nghiệp công nghệ cao bền vững.
![]() |
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Huy Dũng chủ trì họp với lãnh đạo các sở, ngành về việc mời gọi, thu hút đầu tư vào trung tâm dữ liệu. Ảnh: Báo Thái Nguyên |
Đáng chú ý, Thái Nguyên đã khẳng định rõ sự sẵn sàng về quỹ đất và hạ tầng kỹ thuật hiện đại tại các khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh như Yên Bình, Nam Phổ Yên, Sông Công, để ưu tiên bố trí cho các nhà đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng cam kết giải quyết nhanh chóng các thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, đặc biệt với các dự án thuộc khu công nghiệp hoặc khu công nghệ thông tin tập trung theo hướng "một cửa, tại chỗ", giảm tối đa thời gian và chi phí cho nhà đầu tư.
"Lót ổ" đón "đại bàng"
Thái Nguyên từ lâu đã là điểm đến chiến lược của nhiều "ông lớn" trong ngành công nghiệp, công nghệ, tiêu biểu như Samsung Electronics, TNG Holdings, hay Trina Solar. Những tên tuổi này không chỉ mang theo dòng vốn FDI quy mô lớn, mà còn góp phần hình thành một hệ sinh thái công nghiệp hiện đại và năng động, làm thay đổi sâu sắc cấu trúc kinh tế của tỉnh.
Hiện nay, Thái Nguyên sở hữu mạng lưới khu công nghiệp phát triển mạnh mẽ, gồm các khu như Sông Công I, Sông Công II, Yên Bình, Nam Phổ Yên, được quy hoạch bài bản với quỹ đất sạch, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, khả năng kết nối giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt lẫn đường không.
Tỉnh Thái Nguyên cũng sở hữu nhiều khu công nghiệp lớn đã hoàn thiện hạ tầng như Sông Công I, Sông Công II, Yên Bình, Nam Phổ Yên. Các khu công nghiệp này có mặt bằng sạch, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hệ thống điện, nước, xử lý môi trường đạt chuẩn, được kết nối thuận lợi với tuyến cao tốc, quốc lộ, đường sắt quốc gia, và chỉ cách sân bay Nội Bài chưa đầy 50km.
![]() |
Thái Nguyên - điểm sáng thu hút đầu tư. Ảnh minh họa |
Đi cùng đó là hệ thống viễn thông ổn định, băng thông cao, hoàn toàn có thể đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của một trung tâm dữ liệu Tier III hoặc cao hơn, đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về độ ổn định, bảo mật, làm mát và vận hành liên tục 24/7.
Với cơ sở hạ tầng đã được đầu tư đồng bộ, Thái Nguyên không chỉ có tiềm năng thu hút các dự án công nghệ cao mà còn sở hữu năng lực thực tế để hiện thực hóa các dự án đó trong thời gian ngắn. Đây là một lợi thế mà không nhiều địa phương có được.
Chính nhờ những điều kiện thuận lợi đó, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã chủ động đến làm việc trực tiếp với UBND tỉnh Thái Nguyên để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các trung tâm dữ liệu và lĩnh vực công nghệ cao liên quan.
Đáng chú ý, các cuộc làm việc đi sâu vào thực chất, không dừng ở việc xem xét cơ sở pháp lý hay chủ trương đầu tư, mà tập trung phân tích chi tiết về tài chính, chi phí đầu tư, nguồn nhân lực, thị trường và khách hàng tiềm năng cũng như chiến lược phát triển của tỉnh
Tại Hội nghị mời gọi, thu hút đầu tư vào Trung tâm dữ liệu ngày 9/4, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng cho biết, hiện đã có nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực này, trong đó có nhà đầu tư đã tìm hiểu vị trí đất dự kiến đầu tư dự án ngay trong thời gian tới, đồng thời gửi phiếu khảo sát cho tỉnh.
Nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến đầu ra, vì thế ngoài cam kết ưu đãi đầu tư vào trung tâm dữ liệu ở mức cao nhất, tỉnh chủ động mời các ngân hàng, các doanh nghiệp lớn sử dụng dịch vụ của trung tâm dữ liệu lớn. Theo đó, UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ ký kết hợp tác với các ngân hàng, doanh nghiệp lớn để sử dụng dịch vụ khi Thái Nguyên có trung tâm dữ liệu lớn đẳng cấp quốc tế.
Đón vốn, "ươm" chuyên gia công nghệ tại chỗ
Một điểm đáng chú ý trong chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn và trung tâm dữ liệu của Thái Nguyên là không lệ thuộc vào dòng vốn và chuyên gia từ bên ngoài, mà chủ động xây dựng nội lực từ nền tảng giáo dục, đào tạo.
Thay vì trông chờ nhà đầu tư mang chuyên gia đến, Thái Nguyên đã khởi động Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2050 - một chiến lược dài hạn nhằm xây dựng lực lượng kỹ sư, chuyên gia công nghệ cao ngay tại chỗ.
Theo đó, tỉnh đang thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và khối trường, đặc biệt là các cơ sở giáo dục có thế mạnh trong lĩnh vực công nghệ như: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, các trung tâm nghiên cứu công nghệ cao trên địa bàn...
![]() |
Sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (thuộc Đại học Thái Nguyên) trong giờ thực hành. Ảnh: Hoàng Thiệp |
Các chương trình hợp tác này không chỉ dừng ở đào tạo lý thuyết, mà tập trung vào đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp, với các chuyên ngành then chốt như: Kỹ thuật thiết kế vi mạch và bán dẫn, chuyên gia trung tâm dữ liệu, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu, quản trị hệ thống điện toán đám mây và AI.
Song song với đào tạo nhân lực, Thái Nguyên cũng đang đi đầu trong thử nghiệm các chính sách dữ liệu mở, thúc đẩy triển khai mô hình đô thị thông minh tại một số địa bàn. Tại đây, dữ liệu không chỉ dừng lại ở việc lưu trữ mà được "hành động hóa" - chuyển hóa thành các quyết định quản lý và vận hành thông minh trong các lĩnh vực thiết yếu như: Điều hành giao thông, hạ tầng đô thị; quản lý hệ thống điện, nước; ứng dụng trong y tế dự phòng, giáo dục số, hành chính công.
Chính những ứng dụng thực tiễn này đã và đang trở thành "phòng thí nghiệm mở" cho các giải pháp công nghệ nội địa, nơi lực lượng kỹ sư trẻ có thể trực tiếp thử nghiệm, triển khai và thương mại hóa ý tưởng. Qua đó, Thái Nguyên không chỉ đào tạo nhân lực, mà tạo luôn thị trường cho nhân lực đó phát triển, tạo ra chu trình khép kín, từ đào tạo đến ứng dụng mà ít địa phương nào có được. |